Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất chung của vợ chồng như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về chuyển quyền sử dụng đất và nhà ở theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Xin giấy phép, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

II. Nội dung tư vấn:

vợ e muốn chuyển hoàn toàn quyền sử dụng nhà và đất sang cho e,hai vợ chồng đều có tên trong sổ đỏ , kính mong cty tư vấn giúp e , vợ e cần phải làm những giấy tờ gì để e có thể làm lại sổ đỏ mà chỉ có minh tên e ! e xin trân thành cảm ơn

Theo quy định tại Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: 

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Theo Luật công chứng 2014, bạn có thể công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản. 

Như vậy, vợ bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất sang cho bạn thì cần làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng chứng thực. Để việc tặng cho này là đúng luật thì phải đáp ứng các điều kiện tại điều 188Luật đất đai 2013, cụ thể:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy kể từ thời điểm bạn đi làm thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai và vào sổ địa chính thì việc chuyển nhượng mới có hiệu lực và bạn mới có toàn quyền quyết định với mảnh đất trên.

Nếu trong trường hợp vợ bạn vẫn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn và vợ bạn vẫn đều là người sử dụng mảnh đất đó về mặt pháp luật. Vợ bạn vẫn sẽ được hưởng các quyền của người sử dụng đất theo pháp luật đất đai. Do đó, sau khi thực hiện thủ tục trên, vợ chồng bạn phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ để tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.

Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất như sau:

Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

cho tôi hỏi luật sư là giờ tôi muốn làm đơn hủy sổ đỏ thì làm thế nào vậy. xin cảm ơn ạ.

Việc hủy hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định củɑ pháp luật chỉ thực hiện trong các trường hợp giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng không còn sử dụng được hoặc thông tin trên Giấy chứng nhận sɑi sót.

Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp như sau:

“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.”

Nếu bạn thuộc một các trường trên thì thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được quy định chi tiết tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

1. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý. 

2. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý. 

3. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động. 

Văn phòng đăng ký đất đai quản lý Giấy chứng nhận đã nộp sau khi kết thúc thủ tục cấp đổi, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất. 

4. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai được thực hiện như sau: 

a) Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra; 

b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; 

c) Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại Điểm b Khoản này; 

d) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền; 

đ) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. 

5. Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai năm 2013 nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Việc xử lý thiệt hại do việc cấp Giấy chứng nhận pháp luật gây ra thực hiện theo quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật bị xử lý theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Luật Đất đai năm 2013. 

6. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành. 

7. Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; lập danh sách Giấy chứng nhận đã bị hủy gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai để thông báo công khai trên trang thông tin điện tử. 

8. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật do lỗi của người sử dụng đất hoặc do cấp không đúng đối tượng thì hướng dẫn cho người sử dụng đất làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định.

Gd e có mua 1 mảnh đất sổ đỏ mang tên 1 ng đã mất . Bgio e muốn chuyển sang tên chính chủ . Xin vp tư vấn giúp e . E đã liên lạc dc với 1 ng con gái của ng đã mất bà ấy đồng ý ra chứng nhận thay mẹ . Vậy phải làm những giấy tờ gì thì có thể chuyển dc . Cảm ơn vp nhiều Đã gửi từ iPhone của tôi

Khi chủ tài sản – chủ sở hữu nhà đất chết thì việc trước tiên cần phải làm là chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Tức là xem ai sẽ là người được hưởng phần di sản của người chết để lại và những người thừa kế hợp pháp sẽ được định đoạt khối tài sản đó chứ trường hợp chủ sở hữu tài sản mà chết thì không thể thực hiện ngay thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được và cũng không làm thủ tục sang tên sổ đỏ được.

Tiếp đó, bạn cần xem người chết có để lại di chúc không. Nếu có thì cần xác định tính hợp pháp của bản di chúc đó, trường hợp này bạn có thể nhờ một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp xác định tính hợp pháp của bản di chúc đó. Nếu di chúc đó hợp pháp thì tiến hành khai nhận di sản của người chết theo di chúc đó. Trường hợp di chúc không hợp pháp thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Theo điểm a, Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do vậy, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ để chứng minh những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết để làm thủ tục.

Sau khi tiến hành xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế (phần của người chết để lại) thì những đồng thừa kế có thể cử một người đại diện để thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với bạn và làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định của pháp luật về đất đai.

Để thực hiện sang tên sổ đỏ bạn cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Hai bên cần đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.

Bước 2: Tiến hành kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND cấp quận/ huyện nơi có nhà, đất

Hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tới Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có nhà, đất, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).

– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

+ Thuế sang tên sổ đỏ:

– Thuế thu nhập cá nhân: 2 %

– Thuế trước bạ: 0,5 %

Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có nhà, đất

Hồ sơ kê khai gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng

 Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm:

+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;

+ Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.

Em xin chào luật sư.Luật sư cho em hỏi: Gia đình em hiện nay có một ngôi nhà từ đường mà tên chủ sổ đỏ là do bố mẹ em đứng.Đồng thời có 12 triệu đồng tiền tiết kiệm của mẹ em nhưng khi còn sống mẹ em đã nhờ anh con trai đứng tên để đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Bố mẹ em sinh ra 8 người con.Bố em mất vào năm 1999, Chị gái thứ 3 mất vào năm 2014 còn mẹ em vừa mất năm 2015 này.Nhưng sau khi mẹ mất không để lại di chúc , chỉ sau 8 tháng người con trai tự ý chuyển tên sổ đỏ sang tên của anh ấy,trong khi đó anh con trai chỉ bảo người anh rễ thứ 2 kí vào hồ sơ , còn những người con còn lại không hay biết gì.Theo tôi được biết thì trong quá trình làm hồ sơ thì người con trai đẫ dấm dúi cho bên địa chính của UBND xã để làm sổ đỏ chuyển tên một cách trôi chảy.Vậy luật sư tư vấn giúp cho em về vấn đề này mọi người con trong gia đình có được hưởng đều số tài sản trên không. Nếu muốn thì viết đơn xin khởi kiện đến cơ quan nào giải quyết để lấy lại sự công bằng.Rất mong nhận được hồi âm qua địa chỉ của em.

Di sản của người chết

Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, di sản của mẹ bạn là phần tài sản trong tài sản chung với bố bạn (ngôi nhà).

– Chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp của bạn thuộc trường hợp chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Chia di sản:

Bố mẹ bạn sinh ra 8 người con, bố bạn mất vào năm 1999, chị gái thứ 3 mất vào năm 2014 còn mẹ bạn mất năm 2015 này, nhưng sau khi mẹ mất không để lại di chúc thì di sản mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho 8 người con và đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp của chị gái bạn mất được quy định theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Trường hợp người con trai tự ý sang tên sổ đỏ là tên của anh ấy, vì vậy nếu muốn viết đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của Bị đơn hoặc nơi có Di sản thừa kế là bất động sản. 

Thưa luật sư, em út tôi có nói với mẹ và các anh em là sang tên quyền sử dụng đất cho nó đứng tên và hứa sẽ nuôi dưỡng mẹ tôi, mẹ tôi và các anh em cùng kí tên để sang tên quyền sử dụng đất cho nó. Bây giờ nó không lo lắng, nuôi dưỡng mẹ tôi nữa, đối xử không tốt, do bằng khoáng đứng tên nó nên nó thường đem đi cầm lấy tiền tiêu sài, mẹ tôi bây giờ muốn lấy lại thì có được không ? Và làm cách nào lấy lại quyền sử dụng đất cho mẹ tôi? Xin luật sư chỉ dẫn gấp dùm tôi. Xin chân thành cám ơn!

Theo như thông tin bạn cung cấp, thì giữa bố mẹ và con trai đã có sự thỏa thuận về việc chuyển quyền sử dụng đất. Cách thức chuyển đổi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tặng cho quyền sử dụng đất. Điều này được quy định tại Điều 500 Bộ luật dân sự 2015.

Khi hợp đồng chuyển nhượng hay tặng cho quyền sử dụng đất giữa các bên đã có hiệu lực, thì bên chuyển nhượng hay tặng cho không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất. Song, bố, mẹ vẫn có thể đòi lại quyền sử dụng đất trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con trai có đầy đủ 2 yêu cầu sau:

-Hợp hợp đồng giữa bố mẹ và con trai là hợp đồng tặng cho có điều kiện.

-Điều kiện trong hợp đồng là con trai phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc bố, mẹ… các điều kiện này không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Như vậy, sẽ có thể áp dụng Khoản 3 Điều 462 Bộ luật dân sự 2005 về tặng cho tài sản có điều kiện, để đòi lại quyền sử dụng đất từ con trai.
Cụ thể:

Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tóm lại, khi chuyển quyền sử dụng đất cho con trai, bố mẹ đã lập hợp đồng tặng cho có điều kiện thì sau khi nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ, con trai không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ. Thì bố mẹ hoàn toàn có quyền đòi lại quyền sử dụng đất đã chuyển giao cho con trai.
 
Trường hợp 2: Bố mẹ chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con trai là hợp đồng dân sự vô hiệu. Theo đó các bên sẽ hoàn trả cho nhau nhưng gì đã nhận.

Cụ thể, nếu một hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì sẽ vô hiệu:

“ 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

Như vậy, nếu hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con trai là hợp đồng vô hiệu, thì theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015: “… Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;…”

Tóm lại, bố mẹ có thể đòi lại đất của con trai nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng tặng cho có điều kiện (trong đó điều kiện của hợp đồng là con trai phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc bố mẹ); hợp đồng giữa bố mẹ và con trai là hợp đồng vô hiệu.

Sau khi bố mẹ đòi lại đất từ con trai, thì quyền sử dụng đất này thuộc quyền sở hữu của bố mẹ, vậy nên bố mẹ có thể tự do chuyển quyền sử dụng mảnh đất này cho những người con khác. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *