Nhượng quyền thương mại là gì? Khi nhượng quyền thương mại thì có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại của cá nhân cư trú được xác định như thế nào? Cách tính thuế từ chuyển nhượng quyền thương mại ra sao?
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 284 Luật Thương Mại năm 2005
>>> Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Tại sao phải thực hiện nhượng quyền thương mại?
Khi thực hiện nhượng quyền thương mại các bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại có thể đạt lợi ích nhượng quyền thương mại sau đây:
– Đối với bên Nhận quyền thương mại:
Bạn có thể tiến hành công việc kinh doanh của mình trên sản sản phẩm có thương hiệu từ trước, mà không cần phải bỏ một khoảng thời gian cũng không ngắn để xây dựng thương hiệu riêng của bản thân mình rồi mới có thể kinh doanh và tìm kiếm lợi ích tốt nhất được. Khi nhận quyền bạn có thể đạt được các lợi ích sau:
- Không phải xây dựng thương hiệu
- Thừa hưởng lợi ích, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền
- Giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp:
- Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống
– Đối với bên Nhượng quyền thương mại:
Không chỉ các bên nhận quyền thương mại có thể đạt được những lợi ích từ việc tiến hành kinh doanh trên thương hiệu của bên nhượng quyền, mà bên nhượng quyền thương mại cũng đạt được những lợi ích khi nhượng quyền thương mại.
- Mô hình kinh doanh được mở rộng, khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu
- Tạo ra được hiệu ứng chuỗi mà không phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư
>>> Điều kiện để thực hiện nhượng quyền thương mại
Để việc thực hiện nhượng quyền thương mại được diễn ra, thì các bên nhận quyền và nhượng quyền phải đáp ứng được các điều kiện sau khi thực hiện nhượng quyền thương mại.
Bên nhượng quyền: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Bên nhận quyền:
- Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại
Hàng hóa nhận chuyển nhượng:
- Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
3. Khi nhượng quyền thương mại có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
“8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại”
Như vậy, khi nhượng quyền thương mại thì cá nhân phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân. Vậy cách tính và nộp hồ sơ khai thuế nhượng quyền thương mại như thế nào?
4. Cách tính thuế khi chuyển nhượng quyền thương mại như thế nào?
Khi cá nhân chuyển nhượng quyền thương mại thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, vậy thuế suất và cách tính thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này cụ thể là như thế nào?
Điều 14. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
“1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng theo Biểu thuế toàn phần là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
4. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất 5%. |
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Xin giấy phép, nếu bạn còn vướng mắc hãy gọi đến tổng đài để được hỗ trợ và giải đáp
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT