Thời gian thử việc có được hưởng tiền bảo hiểm trả cùng lương không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền lợi của người lao động như tiền lương, tiền BHXH… luôn là vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, trong quá trình thử việc quan hệ lao động chưa thực sự bền chặt nên phát sinh nhiều vướng mắc. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thời gian thử việc có được hưởng tiền bảo hiểm trả cùng lương không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thời gian làm thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội thì có được trả một khoản tiền BHXH vào lương không? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo quy định của BLLĐ thì người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận về việc làm thử việc, hai bên được tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.

Người sử dụng lao động và người lao động khi thống nhất được về việc làm thử việc thì tiến hành ký kết hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Người lao động ký hợp đồng lao động theo mùa vụ từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Bộ luật lao động có một chế định riêng cho hợp đồng thử việc, hợp đồng thử việc có thời hạn tối đa không quá 60 ngày đối với công việc có yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp; 7 ngày đối với công việc khác.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 186 thì:

“Đối với không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

Như vậy khi người lao động làm thử việc cho người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nên người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho người lao động một khoản tiền lương towng đương với mức đóng 3 loại bảo hiểm này cho người lao động theo quy định.

Khoản 5 Điều 13 quy định như sau:

5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy thì người sử dụng lao động phải trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nếu không trả thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

>> Mời quý khách tham khảo một số bài viết sau:

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

2. Xử lý vi phạm kỷ luật khi nhân viên thử việc nghỉ việc không lý do ?

Chào Luật Sư, công ty tôi là công ty sản xuất nước đóng chai. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp công ty tôi có 1 người làm vị trí Trưởng phòng Kinh Doanh, thử việc 2 tháng, nhưng anh ta làm có 2 tuần rồi viết email xin nghỉ không bàn giao công việc, sổ sách khách hàng.

Tôi đã trao đổi điện thoại yêu cầu người này lên làm thủ tục bàn giao, không có thủ tục bàn giao thì không thể nhận lương được vì người này đã nắm được danh sách khách hàng, nắm được quy trình sản xuất của công ty chúng tôi. Anh ta đã nói sẽ lên bàn giao nhưng không lên, sau 1 tháng thì điện thoại tôi hỏi công ty có lương chưa? Vả lại, khi mới nhận việc người này đã ký vào thư mời nhận việc với điều khoản thỏa thuận là khi nghỉ việc phải báo trước 3 ngày và bàn giao công việc đầy đủ thì mới nhận lương thử việc.

1,Vậy cho tôi hỏi, người này đã vi phạm việc thỏa thuận trong thư mời nhận việc hay không ? Người này đã vi phạm nội quy lao động tại khoản mục d khoản 1 điều 119 của Bộ luật lao động 2012 về việc tiết lộ bí mật kinh doanh và phải bị xử lý kỷ luật sa thải hay không?

2, Công ty tôi có phải trả lương cho anh ta không ? Khi mà anh ta đã ký vào thư mời nhận việc đồng ý các điều khoản về lương và chế độ trong thời gian thử việc ? Bộ luật lao động 2012 có yêu cầu việc phạt tiền về tiết lộ bí mật kinh doanh không ?

Cảm ơn Luật sư đã đọc câu hỏi?.

Tôi rất mong sớm có hồi âm từ Luật sư. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

– Thế nào là hợp đồng thử việc trong lao động ?

Theo quy định tại Điều 26 thì: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc”. Như vậy, có thể thấy, hợp đồng thử việc chính là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

– Nội dung của hợp đồng thử việc:

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng thử việc gồm các nội dung sau:

– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng thử việc;

– Thời gian thử việc.

->Như bạn đã cung cấp, khi mới nhận việc người này đã ký vào thư mời nhận việc với điều khoản thỏa thuận là khi nghỉ việc phải báo trước 3 ngày và bàn giao công việc đầy đủ thì mới nhận lương thử việc. Người này nghỉ việc mà không báo trước như vậy là vi phạm so với thỏa thuận của hai bên, và thỏa thuận đã nêu rõ trường hợp này bên công ty không có nghĩa vụ trả lương.

Điều 119 quy định về nội quy lao động, thì nội quy của mỗi công ty là khác nhau nhưng không trái với pháp luật.

“d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động ”

– Tại có quy định cụ thể hơn tại điều 27 như sau:

“4. Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.”

Để khẳng định rằng người này tiết lộ bí mật công ty cần có được chứng cứ chứng minh cho việc làm của người này. Tuy nhiên giữa người này và công ty chưa tồn tại hợp đồng lao động nên sẽ không tiến hành xử lý kỷ luật sa thải, mà bên công ty có thể chấm dứt hợp đồng thử việc với người này mà không phả bồi thường.

Điều 29 luật quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận”

-> Bộ luật lao động 2012 không quy định về phạt tiền khi tiết lộ bí mật kinh doanh đối với người lao động nói chung. Hiện tại pháp luật dân sự sự sẽ điều chỉnh nếu như công ty có căn cứ cho rằng người này có hành vi vi phạm, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, do đó công ty có quyền khởi kiện dân sự với người này.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

3. Trong thời gian thử việc có phải ký hợp đồng lao động không ?

Kính chào quý luật sư. Xin cho tôi hỏi: Công ty cổ phần nhận tôi vào làm thử việc, nhân viên kinh doanh. Nhưng công ty chỉ có đưa cho tôi bảng chụp: Quyết định tuyển dụng nhân sự. Trong đó ghi rõ họ tên tôi, mức luơng thì họ ghi: Áp dụng theo quyết định số. Ngày. Của công ty ban hành. Bảng này copy lại từ 1 tờ bảng file word.

Dấu đóng công ty thì lại màu đen, dấu tên tổng giám đốc thì màu xanh. Mà không hề có hợp đồng lao động cho tôi. Vậy, truờng hợp công ty không ký hợp đồng lao động với tôi mà chỉ có bảng quyết định tuyển dụng như thế thì có đúng luật không. Tôi có bị vi phạm quyền lợi chính đáng nếu có tranh chấp lao động xảy ra không ?

Xin quý luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép, chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 26 quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong . Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Như vậy thì trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động không bắt buộc phải ký hợp đồng, hai bên có thể thỏa thuận về việc làm thử. Theo đó, quyền lợi của người lao động sẽ được pháp luật đảm bảo theo các quy định sau:

Căn cứ theo Điều 28 thì tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 29.

Theo đó, người sử dụng lao động phảo tuân thủ nguyên tắc trả lương như sau:

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

4. Muốn nghỉ ngang trong quá trình thử việc ?

Chào Luật sư. Tôi có một vài thắc mắc cần được luật sư tư vấn và hỗ trợ. Hiện tai tôi đang làm việc tại một công ty TNHH. Công ty tôi thành lập tính đến nay là được gần 6 tháng. Tôi có hai thắc mắc cần được tư vấn: Thứ nhất: Về hợp đồng lao động. Khi người lao động vào công ty và ký hợp đồng thử việc trong vòng hai tháng.

Nếu người lao động muốn nghỉ thì phải báo trước công ty trong vòng bao nhiêu ngày và có được quyền nghỉ NGANG hay không? Và công ty có trách nhiệm thanh toán tiền lương theo hợp đồng không?

Thứ hai. Nếu công ty nợ tiền nhân viên hai tháng chưa trả lương nếu người lao động muốn đòi quyền lợi thì phải làm thế nào? và theo điều luật nào? Trường hợp người lao động muốn xin nghỉ, mà chưa được công ty trả lương trong vòng hai tháng thì cần phải viết giấy tờ gì (như giấy nợ lương…) để Giám đốc ký hay sao? Và theo điều khoản nào? Và nếu công ty không trả lương người lao động muốn quy đổi ra sản phẩm thì phải là sao cho đúng luật?

Mong luật sư tư vấn và phản hồi lại cho tôi. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, nghỉ việc trong quá trình thử việc:

Điều 29 Khoản 2 quy định:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Như vậy, người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc thì không cần báo trước.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng thử việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động và ngược lại theo quy định của Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Thứ hai, người lao động nghỉ việc mà công ty nợ lương:

Trong trường hợp bạn nghỉ việc mà công ty có nợ lương thì có thể xác nhận đây là tranh chấp giữa bạn với người sử dụng lao động – là tranh chấp lao động cá nhân, do đó đối chiếu theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động thì Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là:

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.

Điều 201 Bộ luật Lao động quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:

“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Như vậy, khi công ty nợ tiền lương, bạn phải làm đơn lên hòa giải viên lao động yêu cầu họ xem xét và giải quyết cho mình trước đã. Nếu hòa giải viên không giải quyết được, bạn mới làm đơn yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết.

Việc người lao động muốn quy đổi ra sản phẩm tương ứng với tiền lương người sử dụng lao động không trả, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

5. Làm thế nào để được nhận lương khi không ký kết hợp đồng thử việc ?

Tôi tên N, nghề nghiệp: kế toán. Kính gửi văn phòng luật Minh Khuê xin tư vấn giúp tôi một số việc liên quan đến lao động và sử dụng lao động. Tôi muốn được tư vấn là pháp luật quy định người sử dụng lao động sẽ thử việc người lao động trong vòng bao nhiêu lâu? Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc hay không?

Và khi không có hợp đồng thử việc và hơp đồng lao động thì người lao động đơn phương nghỉ việc thì có được trả lương hay không? Người sử dụng lao động có được quyền không trả lương cho người lao động hay không? Cụ thể như sau: tôi đươc nhận vào làm việc tại công ty X ngày 08/08/2016 và khi thỏa thuận mức lương là 6.5 triệu đồng (chỉ thõa thuận qua lời nói). Kết thúc tháng 8 người sử dụng lao động trả tôi 7 triệu (cụ thể là lấy 7tr/26x ngày công trong tháng). Lý do trả 7 triệu là thấy tôi làm được việc nhanh nhẹn và tất nhiên cũng chỉ qua lời nói. Và tôi làm đến ngày 10/10/2016 có nghĩa là đã qua 2 ngày nếu tính thời gian thử việc là 2 tháng, tôi vẫn chưa đươc ký hợp đồng lao động.

Ngày 11/10/2016, tôi xin nghỉ việc vì lý do thanh toán lương không thõa đáng, thỏa thuận với tôi không rõ ràng và không tiến hành ký hợp đồng lao động với tôi để tôi được yên tâm công tác. Người sử dụng lao động đề nghị tôi phải làm đến 30/10/2016 mới được trả lương, nếu không sẽ không được trả lương từ ngày 1/10 đến ngày 10/10. Tôi không đồng ý làm việc tiếp vì cảm thấy từ đầu đã không được thỏa thuận rõ ràng bằng giấy tờ hợp lệ như hợp đồng lao động hay hợp đồng thử việc. Vậy tôi phải làm như thế nào để được nhận lương của 10 ngày trong tháng 10? ( vì công ty trả lương ngày 10 của tháng).

Kính mong luât sư tư vấn và chỉ dẫn. Chân thành cảm ơn.

Làm thế nào để được nhận lương khi không ký kết hợp đồng thử việc ?

Luật sư tư vấn:

Điều 26 quy định:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”

Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về có thử việc hay không và có quyền lý hợp đồng thử việc hay không. Bạn và công ty bạn thỏa thuận thử việc bằng lời nói là không vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu thử việc thì thời gian thử việc tối đa không quá 60 ngày trong trường hợp kế toán của bạn. Bạn thử việc từ ngày 08/08/2016 thì theo quy định của pháp luật, thời gian thử việc của bạn sẽ kết thúc vào ngày 06/10/2016.

Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Khoản 1 Điều 7 quy định:

“Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thửviệc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động,người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao độngvới người lao động.”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn thử việc đạt yêu cầu, tuy nhiên, hết 60 ngày thử việc mà công ty vẫn không giao kết hợp đồng lao động với bạn. Như vậy, công ty đã vi phạm quy định của pháp luật về thời gian thử việc và không giao kết hợp đồng lao động khi thử việc đạt yêu cầu.

Khoản 5 Điều 1 quy định:

“Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;

b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên, công ty bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do thử việc quá thời gian theo quy định và kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà công ty không giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Do đó, công ty phải trả 100% tiền lương của công việc cho bạn. Vì vậy, để nhận tiền lương của những ngày làm việc quá thời gian thử việc theo quy định, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp (Hòa giải viên lao động là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *