Thay đổi đèn xe có vi phạm luật giao thông không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thay đổi kết cấu đèn của xe thì có vi phạm luật giao thông hay không ? Mức phạt với lỗi thay đổi kết cấu xe là gì ? Công an xã có quyền xử lý vi phạm giao thông hay không ? và một số vướng mắc liên quan của người dân sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thay đổi đèn xe có vi phạm luật giao thông không?

Xin chào đoàn Xin giấy phép! Em có câu hỏi muốn gửi tới luật sư nhờ tư vấn giúp. Theo điều 30 NĐ 171/2013, em thấy quy định về việc “Thay đổi kết cấu xe”. Tuy nhiên, em thấy việc quy định mà khá chung chung.

Vì em đi đường xa, hay về tối mà đèn xe zin Airblade 125 của em tối quá, đi thấy không an toàn nên em muốn thay đổi bóng gương cầu để tăng chất lượng ánh sáng. Mà quy định luật pháp chỉ nói chung là “Thay đổi đèn không đúng tiêu chuẩn”. Mà theo em biết thì tiêu chuẩn là được phép sử dụng đèn có màu vàng hoặc trắng, luồng ánh sáng chiếu ra phải đúng với chiều xe và phải hướng xuống đất tránh hắt lên trên gây chói người đối diện. Vì vậy em thay bóng xenon 35W độ sáng 4300K (màu ánh nắng, vẫn nằm trong khoảng cho phép) và em luôn đi cos.

Vậy em có vi phạm luật giao thông đường bộ không ạ? Em chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Quy định tại Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP được sửa đổi lại trong như sau:

“8.“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

c) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 28, Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.”

Theo đó, hiện không có quy định về thay đổi đèn xe nên bạn không bị xử phạt hành chính.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

2. Không có lỗi thì có phải bồi thường tai nạn giao thông không ?

Công ty Xin giấy phép tư vấn về Luật dân sự về bồi thường thiệt hại khi không có lỗi vi phạm quy định về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Thời gian qua Công ty chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan như “Đang điều khiển xe ô tô mà tài xế xe máy say rượu đâm vào xe của tôi bị tai nạn như vậy tôi có phải bồi thường hay không?” Hoặc “tôi đăng điều kiển xe, có người đi bộ vượt đèn đỏ băng qua đường bị gây tai nạn tôi có phải bồi thường không”

Căn cứ theo quy định của có quy định về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy về nguyên tắc thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, Nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định về việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể như sau:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểhêm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy theo quy định phương tiện gia thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ và nguyên tắc chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Về nguyên tắc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi có ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Như vậy nếu thiệt hại do tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (như xe o tô đang di chuyển thì bị mất lái, hoặc đăng xuống dốc thì đứt phanh …) thì chủ sở hữu sẽ phải bồi thường, Còn trường hợp thiệt hại không do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu, người sử dụng theo quy định không phải bồi thường. Trân trọng!

>&gt Xem thêm: 

3. Văn bản nào quy định về mức xử phạt vi phạm giao thông ?

Thưa luật sư, Xin cho tôi hỏi trong nghị định 34 và mới nhất là 71(bổ sung) thì công an xã và thị trấn có được quyền tuần tra trên đường tỉnh lộ và người điều khiển xe đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi điều khiển xe trên 50cm khối thì sẽ bị phạt hành chính là bao nhiêu.

Xin cho tôi văn bản chính thức về mức phạt cũng như hình thức sử lý của nghị định.

Người gửi: Đào Đức Tuyến.

>>

Trả lời:

Chào bạn! Trường hợp của bạn được trả lời như sau:

Theo điểm a, khoản 4, Mục 5, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định như sau:“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên”.

Như vậy, đối với trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe máy trên 50cm3 sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Bạn có thể kham khảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

>> Xem thêm:

>&gt Xem thêm: 

4. To tiếng (cãi vã) với công an giao thông thì có vi phạm không ?

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn: Sáng nay trên đường đi làm cháu ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Công an xã yêu cầu dừng xe, đưa về trụ sở CA Xã để lập biên bản xử phạt (Bắt ngay trước cổng trụ sở CA xã). Khi cháu mang xe vào để nộp phạt thì cháu có xin nộp phạt trước để kịp giờ đi làm(cháu làm công nhân nên phải đúng giờ) nhưng CA xã không cho, thu giữ xe cháu yêu cầu 7h 30p làm việc và nhất quết không trả xe trước giờ đó.

Vậy cho cháu hỏi công an xã làm vậy đúng hay sai vì cháu chỉ vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, giấy tờ xe đầy đủ. Thứ 2, khi bắt xe thì cháu và 1 người khác vi phạm cùng 1 lỗi nhưng xe kia được thả cho đi tiếp, xe cháu bị bắt, khi cháu ý kiến đến trưởng CA xã thì họ yêu cầu cháu phải nhớ biển số xe được thả mà không hỏi cháu AI là người thả phương tiện kia đi như vậy có được hay không? thứ 3: khi cháu xin nộp phạt để đi làm thì không cho nhưng 1 lúc sau cũng có trường hợp xin nộp phạt đẻ đi làm cho kịp thời gian thì cho. Vậy cháu xin luật sư giải thích cụ thể cho cháu hơn để cháu rút kinh nghiệm lần sau. Vì quá bức xúc trước thái độ và việc làm của CA xã nên cháu đã nói (to tiếng) với CA xã thì mới được giải quyết xe để về nhưng đã trễ giờ đi làm ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Người gửi: M.T

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 của thì chở người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cai cài đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài các trường hợp trên, việc chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 171/2013/ NĐ-CP ngày 13/11/2013

Cụ thể, tại điểm i và điểm k khoản 3 điều 6 của Nghị Định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường phố.

Chở người ngồi trên xe không đổi “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trường hợp của bạn không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng . Với sự việc liên quan với việc bạn bị công an xã giữ xe là không đúng với quy định của pháp luật, có yếu tố của sự việc lạm dụng chức quyền.

Điểm b khoản 1 Điều 3 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;”

Như vậy khi bạn vi phạm thì phải xử lý ngay, còn việc công an xã yêu cầu bạn đợi 7h30 mới đến giờ làm việc mới giải quyết, nếu nói như vậy thì công an xã dừng xe bạn khi chưa đến giờ làm việc của công an xã. Và trong thời gian chưa đến giờ làm việc thì công an xã không phải người thi hành công vụ nên không có quyền dừng xe bạn.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

>&gt Xem thêm: 

5. Công an xã có được gọi người tham gia giao thông khi đang lưu thông không ?

Thưa luật sư tôi có một thắc mắc như sau: Cho hỏi công an xã nếu đang lưu thông bình thường mà bị gọi vào thì phải phản ứng ra sao?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi:M.H

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

– Theo :

Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã

1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.

2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.

3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

– Như vậy, công an phường chỉ có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: điều khiển xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông… hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông..và công an xã chỉ được quyền dừng xe của người tham gia giao thông khi có dấu hiệu vi phạm hoặc đã vi phạm thuộc lĩnh vực của mình quản lý.

Nếu bạn đang lưu thông bình thường trên tuyến đường thuộc địa bàn quản lý của công an xã mà bị công an xã gọi vào thì bạn phải dừng xe lại theo quy định của pháp luật

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *