Tách sổ hộ khẩu khi chưa có nhà riêng được không ? Điều kiện tách khẩu là gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Pháp luật cư trú hiện nay có những quy định cụ thể về điều kiện để được tách hộ khẩu, điều kiện nhập hộ khẩu … Vậy, khi không có chỗ ở (nhà riêng) thì có thể tách và chuyển hộ khẩu được không ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tách sổ hộ khẩu khi chưa có nhà riêng được không?

Thưa luật sư bây giờ tôi muốn tách khẩu nhưng chưa có nhà riêng liệu có tách được không ?

Xin luật sư cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn.

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

quy định:

Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.

Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

3. Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

Điều 26. Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;

c) Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;

d) Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.

2. Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp của bạn, mặc dù bạn chưa có nhà riêng nhưng căn cứ vào Điều 24,25,26 của Luật Cư trú thì bạn có đủ điều kiện để được tách khẩu và thủ tục tách khẩu thì bạn làm theo hướng dẫn tại Điều 27 theo quy định của luật cư trú ,

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

2. Thủ tục tách sổ hộ khẩu thực hiện như thế nào ?

Thưa luật sư, Em nhờ luật sư tư vấn giúp: Em hiện đang chung hộ khẩu với ba mẹ chồng ,nhưng em hiện tại lại ở căn nhà khác (do ông bà đứng tên). Vậy em có được tách khẩu riêng về địa chỉ em đang ở không ?nếu được thủ tục gồm những gì a?

Người gửi: T. T.V

Thủ tục tách sổ hộ khẩu thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Thắc mắc của bạn được tư vấn như sau

Thắc mắc của bạn cần được giải quyết hai vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Việc tách sổ hộ khẩu

Theo quy định tại Điều 27 :

* Điều kiện tách hộ khẩu:

– Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.

– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

Căn cứ vào quy định trên thì bạn có đủ điều kiện để được tách sổ hộ khẩu.

Thứ hai, thủ tục để tách hộ khẩu bao gồm:

* Hồ sơ tách hộ khẩu:

– Sổ hộ khẩu

– Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006

* Nơi nộp hồ sơ

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

* Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Lệ phí: Miễn thu lệ phí khi tách sổ hộ khẩu

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

3. Thủ tục nhập hộ khẩu như thế nào ?

Kính chào luật sư! Luật sư cho em hỏi về tại nội thành Hà Nội.

Chồng em làm công an, trước đây đã nhập khẩu nhờ tại một gia đình có hộ khẩu thường trú tại phường Kim Liên và sau đó tách riêng ra một sổ hộ khẩu khác có cùng địa chỉ với nhà cho nhập khẩu nhờ. Vợ chồng em đã có nhà riêng tại phường Khương ĐÌnh nhưng hiện tại chưa có sổ đỏ. Vì thế em muốn luật sư tư vấn cho em thủ tục nhập khẩu của em và con em vào với sổ hộ khẩu của chồng em có được hay không?

Em xin cảm ơn!

Người gửi: Đ.T.H

Thủ tục nhập hộ khẩu như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục hỏi – đáp của công ty chúng tôi. Thắc mắc của bạn được giải đáp như sau:

Theo quy định tại “Điều 20 , Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”

Theo thông tin được cung cấp từ bạn, thì chồng bạn đã tách riêng hộ khẩu khác có cùng địa chỉ với nhà nhập khẩu nhờ. Do vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 20 nêu trên thì gia đình bạn thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại Hà Nội. Tuy nhiên, do căn nhà gia đình bạn đang ở là nhà ở nhờ của cá nhân nên khi đăng ký thường trú tại Hà Nội phải được người cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Bên cạnh đó, bạn và con bạn là những người thuộc trường hợp xin nhập vào hộ khẩu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 nêu trên. Như vậy, bạn có thể nhập khẩu cho bạn và con bạn vào sổ hộ khẩu của chồng. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu

– Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấu chuyển hộ khẩu)

– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập hộ khẩu)

Khi đi làm thủ tục đăng ký thường trú bạn phải xuất trình bản chính , giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đang ký cư trú

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan công an quận nơi chồng bạn có chỗ ở hợp pháp

Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

4. Thủ tục về thay đổi hộ khẩu thực hiện như thế nào ?

Xin chào xin giấy phép, tôi có câu hỏi mong được giải đáp: vợ chồng tôi kết hôn vào tháng 07/2014, chồng tôi có hộ khẩu tại Nam Định và tôi có hộ khẩu ở Hải Phòng. Vào ngày 30/06/2015 vừa qua, chồng tôi có hoàn tất thủ tục cắt xin chuyển hộ khẩu tại Nam Định để nhập hộ khẩu với gia đình tôi ở Hải Phòng.

Tôi xin hỏi:

1. Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn sử dụng trong bao lâu? Tối đa đến bao giờ chồng tôi phải nhập khẩu sổ hộ khẩu của gia đình tôi tại Hải Phòng?

2. Trong trường hợp bị mất giấy chuyển hộ khẩu đó thì phải làm thế nào?

3. Nếu quá thời gian cần nhập vào sổ hộ khẩu mà chồng tôi chưa nhập được thì có bị phạt gì không?

Người gửi: Hiền

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1, Điều 7, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trúcó quy định:

Điều 7. Thi hạn đăng ký thường trú

1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.”

Như vậy, với căn cứ pháp lý nêu trên thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chồng bạn chuyển đến nhà bạn ở Hải Phòng và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì chồng bạn phải có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký tại chỗ mới.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào quy định về thời hạn của giấy chuyển hộ khẩu, tuy nhiên để tránh những phiền phức sau này có thể xẩy ra, trong khoảng thời hạn 6 tháng bạn nên chủ động hoàn thành các thủ tục trong thời gian sớm nhất có thể.

Thứ hai, nếu trong trường hợp bị mất hoặc thất lạc giấy chuyển hộ khẩu này bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý hộ tịch nơi chồng bạn chuyển đi là tỉnh Nam Định để biết thêm các thủ tục, giấy tờ cần phải chuẩn bị để xin cấp lại.

Thứ ba, căn cứ vào Điều 8, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:

“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 8, nghị định 167/2013/NĐ-CP nêu trên, nếu quá thời gian cần nhập vào sổ hộ khẩu mà chồng bạn chưa nhập được thì sẽ phải chịu mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề của bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.!

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *