Sản xuất sữa chua có phải xin giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép,
Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm và hiện đang muốn sản xuất mặt hang sữa chua như ở quy mô nhỏ vì không có nhiều vốn.

Vậy tôi phải làm những gì để đăng ký sản xuất kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? Tôi phải làm gì để được xin hỗ trợ vốn?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty Xingiayphep.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư !

Email: quocchinh 

>>

Tư vấn giấy phép VSATP khi sản xuất sửa chua?

Tư vấn giấy phép VSATP khi sản xuất sửa chua – Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục hỏi đáp của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước năm 2001 về  Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

2. Nội dung phân tích:

* Thứ nhất: về đăng ký sản xuất kinh doanh:

Khoản 1 điều 28 Luật Doanh nghiệp quy định:

“Điều 28: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”

Như vậy, để được cấp giấy đăng ký sản xuất kinh doanh bạn cần phải đáp ứng được tất cả các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 28 Luật Doanh nghiệp.

* Thứ 2: về cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Khoản 1 điều 34 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm quy định:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm thì bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ liên quan và nộp tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết để được cấp giấy chứng nhận. Giấy tờ của bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);

– Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (có xác nhận của cơ sở) bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

+ Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản thức ăn và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm;

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm (phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột của người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ y tế.).

* Thứ 3: về hỗ trợ vốn:

Để được vay vốn bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 7 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng:

“Điều 7. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

– Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Hiện nay các ngân hàng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp, bạn có thể tham gia các chương trình hỗ trợ này.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận thuế – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *