Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư ! Em có vướng mắc ở quyết toán thuế TNCN như sau: Năm 2014, công ty em có 2 người tự quyết toán và đăng ký người phụ thuộc rồi năm 2015, họ lại tiếp tục tự quyết toán và có thu nhập từ 2 đến 3 nơi nhưng không nơi nào trích 10% thì có ảnh hưởng gì đến DN không ạ ?

Khi họ đi quyết toán sau khi giảm trừ vẫn còn thu nhập tính thuế (VD 80.000.000) thì tính thuế TNCN như thế nào ạ? Khi em làm quyết toán cho doanh nghiệp có vướng mắc sau: Đối với cá nhân tự quyết toán, em ko tích vào ủy quyền quyết toán thì ok. Trong năm 2015 có 1 cá nhân vào tháng 4/2015 trong quý 3,4/2015 có phát sinh thuế TNCN là 75.000 bên em đã khấu trừ và nộp. Khi làm quyết toán năm họ không phải nộp, thế thì trên bảng kê 05-1BK-TNCN cột 19 em có phải điền số tiền là 75.000 không ạ ? Thế em có phải làm bút toán trả lại tiền thuế cho họ không ? Và giảm trừ bản thân là 9tr *9 tháng có đúng không hay là 1 năm ? Và cái phần bảng kê dành cho người phụ thuộc em có điền thông tin người phụ thuộc của 2 cá nhân tự quyết toán hay không ạ ? Em năm nay mới làm phần quyết toán TNCN nên chưa nắm rõ hết mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ từ các anh chị . Em mong nhận được sự hồi âm sớm nhất từ phía anh chị. Em xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Xin giấy phép.

gọi:

 

Trả lời: 

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau;

1. Cơ sở pháp lý

 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

Thông tư số của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào Điểm a3,a4 khoản 3 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC, người lao động đang làm việc tại công ty bạn nhưng có thu nhập ở 2,3 nơi không thuộc diện ủy quyền cho tổ chức cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế nên việc họ tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ không ảnh hưởng gì tới doanh nghiệp.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

 

 

Thu nhập của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh là 80 triệu đồng ta tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Số thuế phải nộp:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(32 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 2,8 triệu đồng

+ Bậc 5: thu nhập tính thuế từ 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%

(52 triệu đồng  – 32 triệu đồng) × 25% = 5 triệu đồng

+ Bậc 6: thu nhập tính thuế từ 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%

(80 triệu đồng – 52 triệu đồng) × 30% = 8,4 triệu đồng

Tổng số thuế phải tạm nộp trong tháng là:

0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 2,8 triệu đồng + 5 triệu đồng + 8,4 triệu đồng = 18,15 triệu đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

Thu nhập tính thuế trong tháng là 80 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 6. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

80 triệu đồng × 30% – 5,85 = 18,15 triệu đồng

Về vấn đề bản kê 05-1BK-TNCN bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Cách lập Bảng kê 05-1/BK-TNCN:

Chỉ tiêu [07] đến [09]: nhập theo từng cá nhân;

Chỉ tiêu [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.

Chỉ tiêu [12] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà đơn vị trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế, không bao gồm thu nhập được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).

Chỉ tiêu [13] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Chỉ tiêu [14] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là tổng các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc.

Trong đó:

Giảm trừ cho bản thân = 09 triệu đồng/tháng  x Tổng số tháng đã tính giảm trừ trong năm. (Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho DN thì giảm trừ cho bản thân được tính đủ 12 tháng là 108 triệu đồng/năm).

Giảm trừ cho người phụ thuộc3,6 triệu đồng/người x Tổng số tháng  đã tính giảm trừ cho người phụ thuộc trong kỳ. (Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thì giảm trừ cho NPT được tính đủ theo thực tế phát sinh nêu cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định).

Chỉ tiêu [15] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận (nếu có).

Chỉ tiêu [16] Bảo hiểm được trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Chỉ tiêu [17] Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là tổng các khoản đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, kể cả trường hợp đóng góp vào nhiều quỹ.

Chỉ tiêu [18]: Thu nhập tính thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.

Chỉ tiêu [19] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là tổng số thuế TNCN mà tổ chức chi trả đã khấu trừ của cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.

Chỉ tiêu [20] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được do làm việc trong khu kinh tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Thuế.

 

 

 

 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *