Quy định của luật đấu thầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong chào thầu cạnh tranh?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhãn hiệu độc quyền là một yếu tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… và mố số vấn đề liên quan đến việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Quy định của về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong chào thầu cạnh tranh?

Xin chào luật sư, Công ty chúng tôi đã trúng thầu mua sắm trang thiết bị âm thanh, ánh sáng thuộc ngân sách nhà nước theo hình thức . Nhưng khi thương thảo để ký kết hợp đồng, bên mời thầu báo lại với chúng tôi là thiết bị của chúng tôi không khớp với bảng thẩm định giá về nhãn hiệu, xuất xứ và yêu cầu công ty chúng tôi cung cấp thiết bị theo đúng nhãn hiệu, xuất xứ đã yêu cầu.

Công ty chúng tôi không đồng ý vì mọi thông số kỹ thuật yêu cầu của thiết bị và giá gói thầu chúng tôi đã đạt và nếu thay đổi nhãn hiệu, xuất xứ theo yêu cầu thì giá gói thầu sẽ thay đổi. Công ty chúng tôi sẽ lỗ nếu giữ nguyên giá trúng thầu.

Vậy xin hỏi luật sư: vấn đề này sẽ giải quyết ra sao theo luật đấu thầu? Việc bên mời thầu yêu cầu cung cấp nhãn hiệu, xuất xứ của thiết bị khác với hồ sơ đề xuất đã được trúng thầu có hợp lý? có vi phạm gì không?

Mong được giải đáp sớm. Xin cám ơn luật sư.

Trân trọng,

Người gửi: K.T

Quy định của luật đấu thầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong chào thầu cạnh tranh?

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, công ty của bạn đã trúng thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị âm thanh, ánh sáng thuộc ngân sách nhà nước theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Nhưng khi thương thảo để ký kết hợp đồng, bên mời thầu báo lại với công ty của bạn là thiết bị của bên công ty bạn không khớp với bảng thẩm định giá về nhãn hiệu, xuất xứ và yêu cầu công ty bạn cung cấp thiết bị theo đúng nhãn hiệu, xuất xứ đã yêu cầu. Theo , một trong những tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu là yếu tố kĩ thuật. Nếu công ty của bạn đã được lựa chọn để tiến hành thương thảo hợp đồng thì mọi thông số kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu phải đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu.

Tại khoản 3 Điều 19 về có quy định về nguyên tắc thương thảo hợp đồng như sau:

– Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

– Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

– Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.

Như vậy, nếu bên công ty bạn đã thực hiện đúng theo các yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hai bên (bên mời thầu và công ty bạn) sẽ không được thương thảo về vấn đề này nữa. Việc bên mời thầu yêu cầu cung cấp nhãn hiệu, xuất xứ của thiết bị khác với hồ sơ mời thầu như vậy là không đúng.

Theo Điều 91 , khi thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:

– Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về , nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 92 của Luật này;

– Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị.

Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.

Căn cứ vào Điều 91 nêu trên, công ty bạn kiến nghị hoặc khởi kiện ra Tòa án về việc bên mời thầu đã không thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu.

2. Cách đăng ký nhãn hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm ?

Chào luật sư, tôi muốn đăng ký 3 món ăn với thương hiệu riêng và đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm cho 3 món ăn này. Vui lòng tư vấn và đăng ký dưới pháp danh hay cá nhân để tôi chuẩn bị giấy tờ ?

Xin cảm ơn!

Tư vấn đăng ký nhãn hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm ?

Trả lời:

2.1. Về đăng ký nhãn hiệu cho các món ăn

Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu dưới tên công ty hay tên cá nhân đều được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép. Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân căn cứ vào tình hình cụ thể có thể lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp.

Theo () thì tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

>> Xem thêm một số văn bản điều chỉnh vấn đề trên: hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân bạn, hoặc thành lập Công ty/ Hộ kinh doanh để tiến hành đăng ký tùy vào kế hoạch kinh doanh của chị trong thực tế.

2.2. Về xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Điều 3, 4 quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

+ Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

+ Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

c) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.”

Như vậy, bạn muốn xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh hoặc đăng ký Hộ kinh doanh. Và tùy từng hình thức kinh doanh mà bạn nộp hồ sơ lên Cục an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm

3. Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu Golden Villa Hotel

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng. Chúng tôi giới thiệu một mẫu nhãn mà Xin giấy phép đã tiến hành đăng ký bảo hộ thành công để quý khách hàng vận dụng trong từng trường hợp cụ thể:

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH DU LỊCH THÂN THIỆN SA PA

Địa chỉ: Số nhà 08B đường Thác Bạc, Thị trấn Sa Pa, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai.

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu Golden Villa Hotel

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu xanh lá cây, màu vàng và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Là hình hai ngôi nhà giống nhau có màu trắng và màu vàng, đặt cạnh nhau, nằm trên một đường thẳng đậm có màu vàng và được thiết kế cách điệu. Trong đó, mái của hình hai ngôi nhà là hai hình tam giác, hình tam giác lớn có màu trắng, có viền màu vàng, hại cạnh bên của hình tam giác lớn không nối liền với cạnh đáy. Bên trong và chính giữa hình tam giác lớn là hình tam giác nhỏ có màu vàng. Thân của hình ngôi nhà là ba đường thẳng đứng có màu vàng và nền của hình ngôi nhà là một đường thẳng nằm ngang có màu vàng. Ở giữa khoảng trống phần mái nhà của hình ngôi nhà là hình ba dấu sao “*” cách đều nhau và có màu xanh lá cây nhạt.

Phần chữ: Là chữ “Golden Villa Hotel” được thiết kế cách điệu, có màu xanh lá cây đậm pha với màu trắng và có nghĩa là “Khách sạn biệt thự vàng”. Trong đó, chữ “G, V, H” đứng đầu các chữ được viết in hoa, in đậm, các chữ còn lại được viết in thường.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 43: Dịch vụ khách sạn; Khách sạn cạnh đường cho khách có ôtô; Dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống do nhà hàng thực hiện; Nhà hàng ăn uống.

Số đơn: 4-2016-40087

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *