Qui định về kinh doanh băng, đĩa ca nhạc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nếu quí vị là một doanh nghiệp, có ý định kinh doanh các loại băng, đĩa ca nhạc, sân khấu, thời trang … tại Việt Nam thì bài viết này đáng để quan tâm.

Minh Khuê giới thiệu :

 Ngày 6-11-2009, Chính phủ đã ban hành Qui chế về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ( sau đây gọi tắt là Qui chế, kèm theo Nghị định số 103/2009). Trong Qui chế này có qui định về việc lưu hành và kinh doanh các loại băng đĩa ca nhạc, sân khấu
 

1. Băng, đĩa nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Qui chế ?

 Đó là các loại băng, đĩa sau đây :

– Băng casette, băng video.

– Đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM.

– Đĩa cứng vi tính, IC chips, USB.

– Các loại phương tiện, thiết bị, vật liệu khác.

Trong đó có nội dung về : ca nhạc, sân khấu, thời trang, hoa hậu, hoa khôi, người đẹp, thể thao (gọi chung là băng, đĩa ca nhạc, sân khấu).

Lưu ý : Băng, đĩa ca nhạc, sân khấu của các nhà xuất bản ( ví dụ như : Nhà xuất bản Trẻ sản xuất ra đĩa Video về các bài ca trữ tình ) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này ( mà điều chỉnh theo Luật xuất bản).

>>  

2. Phải có giấy phép và dán nhãn mới được lưu hành

Băng, đĩa ca nhạc, sân khấu bất kể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền :

– Duyệt

– Cấp phép

– Dán nhãn kiểm soát thì mới được lưu hành rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
 

3. Thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu:

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cấp giấy phép lưu hành băng, đĩa do các tổ chức thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu.

– Sở VHTT&DL cấp giấy phép lưu hành băng, đĩa do các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.

Ví dụ : Nếu băng đĩa do một công ty tại TP.HCM nhập khẩu thì Sở VHTT&DL TP.HCM sẽ là nơi duyệt và cấp phép lưu hành.

Tổ chức cá nhân sau khi được cấp giấy phép lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu phải nộp lưu chiểu 2 bản băng, đĩa tại cơ quan cấp giấy phép.
 

4. Thủ tục cấp giấy phép lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu:

Tổ chức, cá nhân muốn được lưu hành băng đĩa của mình phải làm thủ tục đề nghị cấp phép và gửi hồ sơ đến Sở VHTT&DL ( hoặc Bộ VHTT&DL) – theo qui định như trên.
 

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu trong đó ghi rõ: nội dung (chủ đề) băng, đĩa, tên tác phẩm, tác giả, nguồn gốc;

– Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu bản quyền sản phẩm;

– Sản phẩm đề nghị cấp phép, kèm theo bản nhạc, kịch bản.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản nếu từ chối cấp.
 

5. Thủ tục cấp nhãn kiểm soát băng, đĩa ca nhạc, sân khấu:

Bộ VHTT&DL là cơ quan duy nhất cấp nhãn kiểm soát.
Tổ chức, cá nhân sau khi có giấy phép lưu hành phải tiếp tục làm thủ tục đề nghị cấp nhãn kiểm soát. Hồ sơ gửi đến Bộ VHTT&DL.
 

Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp nhãn kiểm soát trong đó ghi rõ: tên băng, đĩa ca nhạc, sân khấu, số quyết định cho phép lưu hành, số lượng nhãn kiểm soát;
– Bản sao quyết định cho phép lưu hành có giá trị pháp lý (đối với trường hợp Sở VHTT&DL cấp giấy phép lưu hành).
Thời gian giải quyết : 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc trả lời bằng văn bản nếu từ chối.
 

6. Nếu muốn kinh doanh, phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thì sao ?

Trước hết cần lưu ý rằng : chỉ được kinh doanh, phổ biến ( bao gồm việc nhân bản, coppy …) đối với các băng, đĩa đã được phép lưu hành và đã dán nhãn kiểm soát theo quy định như ở phần trên.
 

Các hành vi bị cấm :

Doanh nghiệp kinh doanh nhân bản, bán cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu không được thực hiện các hành vi sau:

– Nhân bản băng, đĩa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;
– Thêm, bớt hình ảnh hoặc âm thanh làm thay đổi nội dung băng, đĩa đã được phép lưu hành;
– Nhân bản băng, đĩa cấm lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
Các qui định trên được áp dụng kể từ ngày 1-1-2010.
Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *