Quá tải trọng xe bị xử phạt thế nào ? Căn cứ quy định nào để xử phạt xe quá tải trọng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chở quá tải trọng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chính vì vậy, theo quy định mới lỗi chở quá tải sẽ bị phạt khá nặng và có thêm hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe dài hạn. Luật sư phân tích chi tiết:

Mục lục bài viết

1. Quá tải trọng xe bị xử phạt thế nào ?

Thưa Luật sư! Lỗi chở quá tải trọng cho phép của cầu đường bị phạt thế nào? Căn cứ quy định nào để xử phạt xe quá tải trọng ?

Mong luật sư tư vấn giúp.

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 9 quy định:

Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

Xử phạt lỗi điều khiển quá tải trọng, Điều 33 quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lương (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20% trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng(khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

4 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe mà tổng trọng lương (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được trở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được trở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe mà tổng khổi lượng (khổi lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được trở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải hạ phần quá tải, dỡ phần hàng hóa quá khổ theo hướng dẫn…

Như vậy, tùy từng trường hợp vi phạm, tùy từ mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo mức xử phạt tương ứng từ 2.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng. Bạn đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có thể đối chiếu xem mức độ vi phạm của mình là bao nhiêu sẽ tương ứng với các khung xử phạt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

2. Cảnh sát giao thông không chào có vi phạm pháp luật không ?

Kính gửi luật sư công ty Luật Minh Khuê. Hôm nay khi tôi tham gia giao thông ở địa phận ĐN. Khi tôi đang lưu thông theo chỉ dẫn hướng đi thì trong dự định của tôi sẽ đi thẳng trong ngã 4 tiếp theo, nhưng khi đến ngay ngã 4 đó thì tôi mới phát hiện là đường thẳng phải trước không cho lưu thông vì đang sửa chữa, tôi rất bất ngờ trong tình huống đó, và tốc độ xe của tôi rất chậm chỉ 5km giờ.

Vì tôi rất bất ngờ, và lúc đó tôi buộc phải rẽ phải trong tình huống đó không có lựa chọn nào khác, và tôi bật xi nhan ngay lúc đó. nhưng vừa rẽ qua thì tối bị CSGT thổi phạt vào. Khi vào đó, anh CSGT bắt kiểm tra giấy tờ ngay. Khi tôi hỏi sao anh không chào người tham gia giao thông thì anh ta nói theo quy định mới, thì CSGT có thể chào bằng miệng hoặc tay, nhưng anh ta không chào tôi gì hết.

Điều này có đúng không? Sau đó tôi có giải thích do bất ngờ và buộc phải như vậy nhưng anh ta không chấp nhận và buộc lập biên bản tôi và nói rằng tôi phải xi nhan trước đó, chứ không được xi nhan như vậy, nhưng do tình huống bất ngờ tôi mới rẽ phải, và tôi có giải thích theo khoản a,b,c,d điều 11 luật vi phạm xử lý 2012, tình huống của tôi chỉ bị cảnh cáo. CSGT hiện giữ giấy phép của tôi và sau 7 ngày thì lấy. Tôi chạy xe gắn máy và có file ghi âm toàn bộ sự việc, trong tình huống đó, CSGT có máy quay ghi hình ngay đoạn đường đó, nhưng không cho tôi xem. Tôi xin hỏi CSGT làm như vậy có đúng luật không? và nếu sai tôi sẽ làm như thế nào và phản ánh lên ai?

Người gửi: NVC

>> :

Trả lời

Căn cứ vào Điều 13 quy định:

“Điều 13. Hiệu lệnh dừng phương tiện

1. Hiệu lệnh dừng phương tiện của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:

a) Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông;

b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;

c) Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.

2. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông

a) Ngoài khu vực nội thành, nội thị: Cán bộ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát; đồng thời, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên theo phương thẳng đứng, từ đầu gậy chỉ huy giao thông đến khuỷu tay tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất; từ khuỷu tay đến vai tạo thành đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng về phía sau giữ cho gậy chỉ huy giao thông ở vị trí thẳng đứng sau đuôi mắt phải. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát;

b) Trong khu vực nội thành, nội thị: Cán bộ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.

3. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông khi đang ngồi trên phương tiện tuần tra, kiểm soát công khai cơ động

a) Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện cần kiểm soát, tay phải của cán bộ được phân công cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải phương tiện tuần tra, sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát;

b) Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện cần kiểm soát, cán bộ dùng loa yêu cầu phương tiện cần kiểm soát dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông để kiểm soát;

c) Trường hợp phương tiện tuần tra đi ngược chiều với phương tiện cần kiểm soát (đường không có dải phân cách), tay trái của cán bộ cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên trái phương tiện tuần tra và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.”

Thì trong quá trình dừng xe bằng gậy, cảnh sát giao thông đã có hành vi chào bạn. Nếu cảnh sát không có bất cứ hành vi nào giống như luật quy định tức là CSGT đã thực hiện sai.

Căn cứ theo Điều 15 quy định:

“Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

Thì việc bạn đến ngã tư mới bật xi nhan rẽ phải là sai quy định pháp luật. Những trường hợp không bị xử lý vi phạm hành chính theo :

“Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;”

Tuy nhiên thế nào là sự kiện bất ngờ thì cần được các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định chứ bạn không được mặc nhiên coi việc rẽ phải vì không nhìn thấy là sự kiện bất ngờ.

Về việc người tham gia giao thông được xem camera giám sát lúc xử lý vi phạm không quy định. Đây sẽ là bằng chứng khi được điều tra.

Nếu bạn muốn phản ánh bạn có thể làm đơn khiếu nại hành vi của CSGT hoặc gọi điện lên các đường dây nóng, đường dây nóng của Cục Cảnh sát giao thông mà để giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

3. Tư vấn xử lý trường hợp va chạm giao thông ?

Kính gửi Công ty Xin giấy phép! Gia đình chúng tôi ngày hôm qua ( 17/06/2013) có gặp vụ va chạm giao thông. Vụ việc được công an quận Cầu Giấy thụ lý giải quyết và hẹn gặp vào 9h sáng ngày 18/06/2013. Ngay trong khi thực hiện các quy trình giải quyết theo QĐ số 18/2007/QD-BCA của công an quận CG, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề không rõ ràng và thiếu thuyết phục.

Vậy rất mong quý Công ty tư vấn để chúng tôi được rõ ràng (Về phí dịch vụ tư vấn hoặc những vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ tới văn phòng quý Công ty sau để hoàn tất các thủ tục). Sự việc cụ thể như sau:

Việc va chạm giữa taxi hãng mai linh và xe máy do em vợ tôi điều khiển vào thời gian 15h ngày 17/06/2013 vị trí tại điểm giao cắt giữa đường nam trung yên và dương đình nghệ ( tôi gửi kèm theo sơ đồ hiện trường chụp được ).

Sau khi xảy ra sự việc, bên hãng mai linh đã cử người đưa e tôi ra viện 198 để chiếu chụp và băng bó vết thương. Đồng thời, người gia đình tôi đã gọi điện thông báo cho CAGT quận Cầu Giấy. CAGT sau đó ít phút có mặt và đề nghị 2 bên tự giải quyết, nếu ko giải quyết được thì họ sẽ làm theo đúng trình tự. Kết quả là gia đình tôi và mai linh ko thống nhất được cách giải quyết và đề nghị bên CAGT xử lý. Cách xử lý họ thực hiện như sau:

1. Lập sơ đồ, đo vẽ hiện trường (chỉ vẽ, chụp ảnh nhưng không ký gì mặc dù bên gia đình tôi có thắc mắc)?

2. Lập biên bản thu giữ phương tiện của 2 bên.

Toàn bộ công việc chỉ có vậy và không thực hiện các bước như: lấy lời khai của 2 bên và người chứng kiến, không ghi các mô tả sự việc tại hiện trường….

Vậy rất mong quý Công ty tư vấn cho gia đình tôi cách giải quyết đối với phía CAGT và bên gây tai nạn là Công ty Mai Linh về chi phí bồi thường, mức phạt…

Rất mong nhận được sự hồi đáp sớm. Trân trọng! (Tôi gửi kèm ảnh hiện trường )

Người gửi: Lê Anh Tuấn

>>

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất, về quy trình giải quyết của Công an giao thông khi có tai nạn giao thông xảy ra sẽ thực hiện theo quy định từ điều 3 đến điều 22 tại quyết định số 18/2007/QĐ-BCA về quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Anh có thể tham khảo ở quyết định này. Từ những quy trình thực hiện này, công an giao thông sẽ xác định lỗi của các bên, dựa vào điều này để xác định mức bồi thường của bên có lỗi.

Thứ hai, việc bồi thường thiệt hại từ phía công ty Mai Linh được coi là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định điều Điều 618 BLDS 2005, thì: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Do đó, công ty Mai Linh sẽ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho em của bạn.

Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được, thì việc bồi thường Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường theo đúng quy định tại điều 609 và mục II về việc hướng dẫn áp dụng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ được bồi thường theo quy định điều 608 BLDS 2005, bao gồm:

+ Tài sản bị mất;

+ Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

>&gt Xem thêm: 

4. Giảm mức phạt đối với hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ ?

Xin chào Xin giấy phép, Tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Ngày 27/7/2014, tôi có tham gia giao thông trên quốc lộ 5, qua km 35 +900 Cẩm Giang- hải dương thì bị xử lý vi phạm lỗi vượt quá tốc độ 56/40 km.

Công an lập biên bản và hẹn 1/8/2014 về CSGT ở Hải dương giải quyết với mức xử lý vi phạm là 750.000 VNĐ. Khi về tới phòng trọ của mình, tôi nhớ ra trên xe máy của tôi có lắp 1 thiết bị định vị và tôi xem lại hành trình trong khoảng thời gian 17h51′ đó tôi đã giảm tốc độ và dưới 40 km.

Với gps định vị trên xe của tôi như vậy có giúp đc gì cho tôi để giảm đc mức xử phạt không vậy?

Xin cám ơn!

Người gửi: Nguyễn Tân

>>

Trả lời:

1. Về hành vi vi phạm:

Bạn có trình bày rằng bạn có thiết bị định vị GPS chứng minh bạn đã không vượt tốc độ cho phép. Bạn có thể đưa chứng cứ là thiết bị GPS trên tới đơn vị giao thông đã xử phạt bạn. Nếu chứng cứ bạn đưa ra là hoàn toàn đúng sự thật thì bạn cần yêu cầu cơ quan công an ra quyết định hủy bỏ biên bản xử phạt đã ra hoặc nếu họ không xem xét tới chứng cứ bạn đưa ra và bạn không đồng ý với quyết định xử phạt trên bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại được quy định tại như sau:

Về trình tự khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 7:

” 1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Về hình thức khiếu nại quy định tại Điều 8:

“1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;

b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.”

Về thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9:

“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

5. Quyền hạn xử lý vi phạm luật giao thông của Cảnh sát trật tự ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi muốn tư vấn như sau: Chỗ tôi ở ,ngày nào cũng có lực lượng Cảnh Sát Trật Tự, tuần tra đi tuần và không có (Cảnh Sát Giao Thông đi cùng) Vậy xin hỏi luật sư vài điều như sau.

1. Trong trường hợp tôi không đội mũ bảo hiểm mà bị lực lượng này dừng xe xử lý . Tôi có được quyền hỏi lực lượng này xuất trình cho tôi kế hoạch hay chuyên đề tuần tra xử lý vi phạm của ngày hôm đó mà được thủ trưởng ký duyệt ko ?

2. Nếu họ xuất trình cho tôi nhưng lại không đúng ngày tháng được phép xử lý cũng như tên tuổi,số lượng hoặc đích danh trên giấy tờ tại thời điểm đó thì sao? Nếu họ bắt tôi phải theo họ về phòng Cảnh Sát Giao Thông để xử lý vậy tôi có quyền không đi theo hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Điểm i khoản 3 Điều 6 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy( kể cả xe điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đống đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Khoản 4 Điều 68 nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của cảnh sát trật tự như sau:

“4. Cảnh sát trật tự, cảnh sát phan ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:……..

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6″

Như vậy theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP như trên thì cảnh sát trật tự có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối người điều khiển và người trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm mà không cần có kế hoạch hay chuyên đề tuần tra xử lý vi phạm của ngày hôm đó mà được thủ trưởng ký duyệt. Vì vậy khi cảnh sát trật tự xử phạt bạn về lỗi không đội mũ bảo hiểm thì bạn không có quyền yêu cầu họ phải xuất trình giấy tờ về kế hoạch hay chuyên đề tuần tra xử lý vi phạm của ngày hôm đó của cấp trên cho họ, và cho dù họ không có giấy tờ ủy quyền thì họ vẫn có quyền xử lý bạn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *