Phân biệt khái niệm đồng phạm với khái niệm che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm có phải là hành vi đồng phạm hay không ? Sự khác biệt giữa hành vi che dấu và đồng phạm là gì ? Và một số vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi đồng phạm sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Phân biệt khái niệm đồng phạm với khái niệm che dấu tội phạm, không ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự

Đồng phạm:

Theo quy định tại Điều 17 :

Điều 17. Đồng phạm.

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

* Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

– Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

– Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Che giấu tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 18 :

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

+ Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 , trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.

Không tố giác tội phạm

Theo quy định tại Điều 19 :

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

+ Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Chương XIII của hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

+ Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 19 , trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Chương XIII của Bộ luật hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Trân trọng./.

2. Chủ phạm tội, người làm thuê có phải là đồng phạm ?

Xin chào luật sư. Tôi có vấn đề nhờ luật sư tư vấn dùm: Tôi có nhận làm thêm cho cá nhân đang làm hình thức chơi hụi nhưng theo đa cấp tức là người chơi phải góp vào 6 triệu và mời 1 người khi nào có đủ 8 người cũng mời 1 người giống vậy thì được nhận tiền lần lượt là 5triệu, 20 triệu và 25 triệu.

Hiện tại đã có 93 người tham gia và đã chi ra được 16 người. Do chương trình người chơi ko phát triển thêm người nên ko có chi nữa. Nay người chơi chờ đợi thấy lâu quá ko có tiền nên kiện ra công an kinh tế giải quyết và yêu cầu chủ hụi hoàn trả tiền vốn ban đầu là 6 triệu. Vậy theo luật sư tôi chỉ là người được thuê về làm với mức lương 03 triệu/tháng để làm các công việc như: nhập danh sách người chơi. Thu tiền nộp về cho chủ hụi. Theo dõi danh sách tới ai được thoát tiền báo cho chủ hụi để chi tiền.

Vậy tôi có bị tội danh đồng lõa với chủ hụi về tội lợi dụng hay không? Chương trình hiện nay đã bị lỗ. Chủ hụi không còn giữ tiền cũa người chơi vì đã chi cho người vào trước. Tức là theo kiểu như góp vốn xoay vòng. Những người vô sau gom tiền góp cho những người vô trước cho nên chương trình bị lỗ. Thu 558 triệu chi ra tất cả bao gồm chi phí cho chương trình là 600 triệu. Hiện chỉ có 03 người kiện ra công an kinh tế (trong khi còn lại 77 người chơi chưa nhận tiền).

Nhưng chủ hụi cam kết sẽ trả toàn bộ hệ thống theo thứ tự vào trước trả trước chứ không theo danh sách người khởi kiện để tránh sau này những người còn lại thấy vậy sẽ kiện tiếp tục như vậy sẽ đi hầu tòa. Làm như vậy là đúng hay sai.?Bên công an kinh tế bắt buộc trả cho những người gửi đơn kiện trước là đúng hay sai. Những người còn lại giải quyết như thế nào?

Xin cám ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới xin giấy phép. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Chơi hụi là hoạt động được pháp luật thừa nhận. Các hoạt động liên quan đến việc khai hụi, chi tiền, đóng hụi,…. hoàn toàn do các thành viên tham gia thỏa thuận với nhau và không được trái với quy định của quy định:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức

Theo quy định tại Điều 17 :

Điều 17. Đồng phạm.

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là người làm thuê cho chủ hụi với mức lương 03 triệu/tháng để làm các công việc: nhập danh sách người chơi, thu tiền nộp về cho chủ hụi. Theo dõi danh sách tới ai được thoát tiền báo cho chủ hụi để chi tiền. Căn cứ quy định trên, với những hoạt động này của bạn thì chưa đủ căn cứ để trở thành đồng phạm.

Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của chủ hụi được quy định tại Điều 175 như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Hình thức của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người chiếm đoạt thông qua hợp đồng, qua việc vay, mượn…. tiền, tài sản của người khác sau đó nảy sinh ý định chiếm đoạt của chủ tài sản. Trường hợp của bạn, việc chơi hụi bị lỗ, chủ hụi bị một số người chơi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên bạn có cung cấp thông tin chủ hụi không còn giữ tiền cũa người chơi vì đã chi cho người vào trước và chủ hụi cũng cam kết sẽ trả toàn bộ hệ thống theo thứ tự ai vào trước trả trước. Như vậy là chủ hụi vẫn có ý thức trả lại tiền cho người chơi, không có ý định trốn tránh nghĩa vụ hay có ý định giữ tiền của người chơi rồi bỏ trốn, cho nên không có cơ sở để khẳng định được chủ hụi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Chiếm đoạt 250 triệu đồng phạm tội gì?

Xin giấy phép tư vấn và giải đáp những quy định của pháp luật hình sự về việc chiếm đoạt tài sản và mức xử phạt:

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Xin giấy phép . Với thắc mắc của bạn, Công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 170 quy định tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

* Chủ thể của tội phạm:

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 170 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 170 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

* Khách thể: Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, chủ yếu là quan hệ về tài sản.

* Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tương lai, có thể sử dụng vũ khí giả để đe dọa tố giác hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm đạo đức, uy hiếp tinh thần của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản.

Lưu ý: Phân biệt với trường hợp đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc của tội cướp tài sản dựa trên sức mãnh liệt của , công cụ thực hiện khi đe dọa, hoàn cảnh khách quan nơi xảy ra đe dọa.

* Mặt chủ quan của tội phạm:

– Lỗi cố ý

– Mục đích chiếm đoạt tài sản.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *