Nợ ngân hàng fe credit không có khả năng để trả một lần thì có bị kiện ra tòa?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi có vay trả góp bên ngân hàng fe credit một cái điện thoại góp 12 tháng mỗi tháng là 1344 tôi góp được 6 tháng thì mất việc làm không có khả năng để đóng tính đến nay là 8tháng hôm 22/05 có một sdt gọi nói bên vp luật sư nói tôi phải thanh toán số 12 triệu mấy trăm phát sinh gì đó nếu tôi không thanh toán sẽ kiện ra tòa và phát tán thông tin

hình ảnh lên facebook zalo và trong địa phương tôi có gọi để xin góp từng tháng gì không có khả năng chi trả một lần nhưng bên đó không cho vậy bây giờ tôi nhờ vp luật sư tư vấn giúp.

Người gửi : Huỳnh Thị Thu Dân

Luật sư trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp lý của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan Luật sư xin trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Việc bạn nợ ngân hàng thì bạn phải có nghĩa vụ trả nợ nhưng không phải trả lúc nào cũng được mà phải tuân theo quy định thời gian mà hai bên đã thỏa thuận với nhau. Nay bạn không có khả năng trả nợ thì bạn phải thông báo từ khi mất việc với bên ngân hàng thì phía ngân hàng chắc chắn sẽ có phương án trả nợ kéo dài hơn cho bạn. Còn đến bây giờ thời hạn thanh toán nợ đã hết mà bạn vẫn chưa thực hiện việc thanh toán nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện bạn, yêu cầu bạn trả nợ. Có thể là trực tiếp phía ngân hàng hoặc một đơn vị nào đấy theo sự ủy quyền của ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện việc kiện đòi thu hồi nợ này. Căn cứ theo Điều 280 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:

“Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

>&gt Xem thêm: 

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

 

Thứ hai: Khi đơn vi thực hiện thu hồi nợ cho ngân hàng có hành vi đe dọa tung tin, hình ảnh của bạn lên mạng xã hội với mục đích bêu xấu, làm nhục bạn thì họ sẽ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Tùy vào mức độ vi phạm như thế nào, gây thiệt hại cho bạn như thế nào mà có hình thức xử lý phù hợp. Nếu đơn vị thu hồi nợ tiến hành việc này bạn có thể nhờ đến cơ quan công an vào cuộc để đòi lại quyền lợi cho bạn vì không phải bạn nợ tiền là bạn không có quyền gì mà họ muốn làm gì cũng được. Rất có thể họ sẽ vi phạm vào tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015. Nếu bạn thấy hành vi của đơn vi thu hồi nợ có hành vi vi phạm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

>&gt Xem thêm: 

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành của nạn nhận 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ ba: Vấn đề bây giờ là đã hết thời hạn thanh toán nợ nên bên ngân hàng họ sẽ không cho bạn thực hiện trả góp hàng tháng nữa mà buộc bạn phải thanh toán một lần cả gốc và lãi cũng như tiền phạt chậm trả nếu có. Khi có phán quyết của Tòa án về việc này thì bạn sẽ bị kê biên một tài sản nào đấy để đảm bảo thực hiện thi hành án dân sự. Có thể bạn không có sẵn tiền mặt nên có thể tài sản bị kê biên có thể là xe, nhà đất và các tài sản khác. Nếu bạn không chấp hành hoạt động tố tụng mà có hành vi bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ hoặc chối bỏ nghĩa vụ thanh toán nợ thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự. Vậy nên khi mọi chuyện còn có thể giải quyết bằng dân sự được bạn nên thực hiện đầy đủ tránh trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự lại còn phải thực hiện thanh toán nợ cùng lúc, khi đấy sẽ khó khăn hơn cho bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *