Những điều cần lưu ý về điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư tư vấn công ty luật DV Xingiayphep

1. Cơ sở pháp lý:

.

2. Luật sư tư vấn:

Thưa luật sư , em được công ty đóng BHXH cho từ tháng 05/2016 đến tháng 10/2016 , het tháng 10 em nghỉ sinh , vậy vói điều kiện như vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ? Em in cảm ơn ! 

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.

 Vậy với trường hợp của bạn , nếu công ty đóng BHXH cho bạn từ tháng 5 đến hết tháng 10 thì bạn đã đáp ứng điều kiện đóng BHXH đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh , do vậy bạn sẽ được hưởng BHXH trong vòng 06 tháng kể từ khi bạn sinh con , với mức hưởng là 100 % mức lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 

Chào Công ty Luật Xingiayphep. Vợ em bị mổ vì thai ngoài tử cung. Mang thai đứa thứ 3. Em đóng BHXH 26 năm rồi. Theo luật BHXH hiện nay em có được nghỉ chăm sóc vợ em không. Cám ơn Công ty Luật nhiều

Căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 31 luật BHXH 2014 nêu trên thì lao động nam đang đóng BHXH thì chỉ được hưởng BHXH khi vợ sinh con , trường hợp vợ bạn phải mổ do mang thai ngoài tử cung thì bạn không được nghỉ hưởng chế độ thai sản đôi với trường hợp này . Tuy nhiên ,nếu vợ bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản thì vợ bạn sẽ được hưởng chế độ sau khi phá thai do bệnh lý , cụ thể :

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Chào luật sư , em đang mang bầu tháng thứ 6, dự tính là một tháng nữa e sẽ nghỉ sinh, nhưng công ty lại điều chuyển em đang nơi khác làm việc ( tỉnh khác ) vì lý do 2 vợ chồng e làm chung 1 công ty và hiện tại chồng em đã nghỉ và ra mở doanh nghiệp riêng, kinh doanh cùng mặt hàng với công ty em. Nên em muốn hỏi luật sư về việc cty điều chuyển em đi như vậy có đúng luật không? 

Căn cứ bộ luật lao động 2012 :

Điều 155 quy định về chế độ bảo vệ thai sản với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động – Bộ luật lao động 2012 quy định: 

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Căn cứ quy định trên thì pháp luật chỉ giới hạn quyền chuyển người lao động làm công việc khác của người sử dụng lao động. Còn việc chuyển nơi làm việc của người lao động thì pháp luật hiện hành lại không có quy định. Do vậy, việc thay đổi nơi làm việc sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động. Khi không có lý do hợp lý hoặc giữa 2 bên trong quan hệ hợp đồng không thỏa thuận được về việc điều chuyển người lao động làm việc tại địa điểm khác trong hợp đồng thì người sử dụng lao động không được phép điều chuyển người lao động làm việc tại nơi làm việc khác so với hợp đồng lao động . Mặt khác , NSDLĐ cũng có nghĩa vụ tạo diều kiện cho lao động nữ đang mang thai được làm việc trông môi trường có lợi nhất cho thai nhi . Do đó, việc công ty điều chuyển bạn đi tỉnh khác làm việc mà không được sự đồng ý của bạn là không đúng với quy định của pháp luật . 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email  hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn Luật Lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *