Nghĩa vụ thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ? Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo phương thức kê khai thuế trực tiếp và nộp thuế khoán trên doanh thu – Đây là một trong những hình thức kinh doanh giản đơn nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. xin giấy phép giải thích thêm một số vướng mắc pháp lý cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Nghĩa vụ thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Chồng của tôi mua xe 4 chỗ và vào Taxi A để chạy. Công ty nói là phải đăng ký để lấy mã số thuế.

Vậy tôi muốn hỏi là cách tính thuế như thế nào, có phải là 10% trên tổng thu nhập hay không? Và nếu là thuế hộ kinh doanh cá thể thì có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh giống thuế TNCN được hay không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: B.L

 Nghĩa vụ thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ?

Trả lời:

Điều 1 về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh quy định về người nộp thuế như sau:

“Điều 1. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định trên.

Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế của hộ kinh doanh cá thể như sau:

“Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2015, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2015 là 90 triệu đồng.

Ví dụ 2: Bà B đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp của cả năm 2015. Đến tháng 10 năm 2015 Bà B ngừng/nghỉ kinh doanh thì Bà B được giảm thuế khoán tương ứng với 03 tháng cuối năm 2015.

c) Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

Ví dụ 3: Hộ gia đình C được thành lập bởi một nhóm gồm 04 cá nhân. Năm 2015 Hộ gia đình C có doanh thu kinh doanh là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng) thì Hộ gia đình C thuộc diện phải nộp thuế gia trị giá tăng và thuế thu nhập cá nhân trên tổng doanh thu là 180 triệu đồng.

d) Cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú.

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d) Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

d.1) Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

d.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

d.3) Đối với doanh thu theo hoá đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

Điều 6 quy định như sau:

“Điều 6. Điều khoản thi hành

4. Bãi bỏ các quy định liên quan đến việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.”

Trong đó, Khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 quy định về việc giảm trừ gia cảnh đã bị xóa bỏ nên chồng bạn sẽ không được giảm trừ gia cảnh theo quy định mới của pháp luật.

Ngoài ra, chồng bạn còn có thể phải nộp thêm thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng. Bạn có thể tham khảo bài viết của công ty chúng tôi như sau:

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách qua tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

2. Làm sao để hộ kinh doanh cá thể được sử dụng hóa đơn GTGT ?

Kính chào Xin giấy phép! Thưa luật sư, xin hỏi: bên em là hộ kinh doanh bán hàng cho công ty A và đã giao hàng xong. Bên A đòi bên em cung cấp hóa đơn GTGT nhưng bên em là hộ kinh doanh cá thể chỉ có hoá đơn bán hàng.

Vậy, em xin hỏi hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng khác nhau ở chỗ nào? Doanh nghiệp có lợi ích gì khi nhận hai loại hóa đơn này? Làm thế nào để hộ kinh doanh có thể được sử dụng hóa đơn GTGT ?

Trân trọng!

Luật sư trả lời:

Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán biểu hiện mối quan hệ về thương mại, kinh tế giữa bên bán hàng, cung ứng dịch vụ với bên mua hàng, bên sử dụng dịch vụ, là bằng chứng xác nhận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các nghiệp vụ về thuế, kế toán phát sinh.

Hiện tại, hóa đơn được chia thành các loại sau:

– Hóa đơn GTGT

– Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

– Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 3 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 5 :

“2. Các loại hóa đơn:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)….”

Theo đó, tổ chức khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mới được phép sử dụng hóa đơn GTGT để xuất cho người mua khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ thì sẽ sử dụng hóa đơn bán hàng. Do đó, hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng khác nhau theo phương pháp kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 , điều kiện cần để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có hóa đơn GTGT. Do đó, với hóa đơn bán hàng, người bán vẫn nộp thuế GTGT nhưng người mua lại không được khấu trừ thuế GTGT.

Tại điểm a, khoản 3, Điều 11 hướng dẫn cụ thể như sau:

“Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là người nộp thuế tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.”

Và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế

1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từbao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.”

Như vậy, hộ kinh doanh không phải là đối tượng kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên cũng không được phép sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Mặt khác, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hộ kinh doanh cá thể là đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế nên cơ quan thuế sẽ quyết định về loại hóa đơn bán cho hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật là hóa đơn bán hàng, do hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán và phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo hóa đơn (căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư 92/2015/TT-BTC và ).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Khi nào bắt buộc đăng ký hộ kinh doanh cá thể ?

Xin kính chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau : Tôi và một người bạn định góp vốn mở quán ăn (bán cơm hộp) với số vốn khoảng 30 triệu đồng.Vậy xin luật sư cho tôi hỏi thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào, có cần thiết phải đăng ký kinh doanh không ? Các loại thuế phải đóng là những loại gì?Mức thuế là bao nhiêu ( tôi thuộc khu vực 1) và cách tính thuế khoán là như thế nào?

Xin cảm ơn luật sư!

Người gửi: thuan hoang

.Xin hỏi các vấn đề về đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Trả lời:

Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49về đăng ký kinh doanh thì những trường hợp hoạt động kinh doanh không phải đăng ký bao gồm:

“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Đối chiếu với các quy định trên, trường hợp của chị kinh doanh bán cơm hộp với mức thu nhập hàng tháng khoảng 30 triệu đồng là thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Bạn và những người bạn của mình có thể lựa chọn giữa việc đăng ký thành lập doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần) và đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo những thông tin mà bạn cung cấp, do bạn hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ, nên để tránh các chi phí quản trị và kế toán vượt quá khả năng, bạn nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Mặc dù vậy, bạn cũng cần lưu ý nếu như bạn sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp

Về mặt hậu quả pháp lý của việc không đăng ký kinh doanh, Khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định như sau: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định”.

Do vậy, để tránh những hậu quả pháp lý bất lợi có thể gặp phải, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Về các loại thuế phải nộp theo quy định, tính theo phương thức thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán theo hóa đơn, chứng từ, việc nộp thuế và các loại thuế phải nộp cụ thể như sau:

Thuế môn bài: Thực hiện theo 6 bậc như sau: Có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng; thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng; thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng; thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng và có thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống, nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng.

Thuế GTGT: Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Chương II Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008; Điều 38 Luật Quản lý thuế; Điều 8 Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; điểm 2.2.c Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng thì mức thuế GTGT hộ kinh doanh không thực hiện kế toán theo hóa đơn chứng từ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính, cụ thể là tại Công văn 763/BTC-TCT.

Đối với trường hợp của bạn Căn cứ theo công văn số 763 /BTC-TCT TỈ LỆ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (%) TRÊN DOANH SỐ ÁP DỤNG TÍNH THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, HỘ KINH DOANH là từ 30% đến 35%

Mức thuế GTGT bạn phải nộp hàng tháng sẽ vào khoảng:

Mức thuế GTGT = 20.000.000 (doanh thu ấn định hàng tháng) x 35% x10% (thuế suất thuế GTGT)

Thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ Điểm 1, Mục I Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì tiến thuế bạn phải nộp được tính bằng công thức như sau:

“1.1. Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu ấn định trong kỳ tính thuế

x

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.”

Về “Tỉ lệ thu nhập chịu thuế ấn định”, theo Công văn 15908/BTC-TCT ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính thì như trường hợp của bạn, tỉ lệ thu nhập chịu thuế ấn định sẽ là từ 20% đến 25%.

Trên cơ sở xác định được thu nhập chịu thuế của bạn, cơ quan thuế sẽ tính số thuế bạn phải nộp dựa theo biểu thuế lũy tiến tứng phần được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2008 sau khi trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh.

Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì để đăng ký hộ kinh doanh: cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện Hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăt địa điểm kinh doanh.=

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh. Phải ghi đầy đủ theo mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành (bạn có thể tham khảo thêm trên website của Công ty).

– Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Bản sao CMTND (có chứng thực) của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn !!

Ý kiến bổ sung:

Kính chào bạn, Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh thì những trường hợp hoạt động kinh doanh không phải đăng ký bao gồm:

“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Đối chiếu với các quy định trên, trường hợp của chị kinh doanh bán cơm hộp với mức thu nhập hàng tháng khoảng 30 triệu đồng là thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Bạn và những người bạn của mình có thể lựa chọn giữa việc đăng ký thành lập doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần) và đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo những thông tin mà bạn cung cấp, do bạn hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ, nên để tránh các chi phí quản trị và kế toán vượt quá khả năng, bạn nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Mặc dù vậy, bạn cũng cần lưu ý nếu như bạn sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp

Về mặt hậu quả pháp lý của việc không đăng ký kinh doanh, Khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định như sau: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định”.

Do vậy, để tránh những hậu quả pháp lý bất lợi có thể gặp phải, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Về các loại thuế phải nộp theo quy định, tính theo phương thức thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán theo hóa đơn, chứng từ, việc nộp thuế và các loại thuế phải nộp cụ thể như sau:

Thuế môn bài: Thực hiện theo 6 bậc như sau: Có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng; thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng; thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng; thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng và có thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống, nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng.

Thuế GTGT: Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Chương II Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008; Điều 38 Luật Quản lý thuế; Điều 8 Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; điểm 2.2.c Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng thì mức thuế GTGT hộ kinh doanh không thực hiện kế toán theo hóa đơn chứng từ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính, cụ thể là tại Công văn 763/BTC-TCT.

Đối với trường hợp của bạn Căn cứ theo công văn số 763 /BTC-TCT TỈ LỆ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (%) TRÊN DOANH SỐ ÁP DỤNG TÍNH THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, HỘ KINH DOANH là từ 30% đến 35%

Mức thuế GTGT bạn phải nộp hàng tháng sẽ vào khoảng:

Mức thuế GTGT = 20.000.000 (doanh thu ấn định hàng tháng) x 35% x10% (thuế suất thuế GTGT)

Thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ Điểm 1, Mục I Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì tiến thuế bạn phải nộp được tính bằng công thức như sau:

“1.1. Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu ấn định trong kỳ tính thuế

x

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.”

Về “Tỉ lệ thu nhập chịu thuế ấn định”, theo Công văn 15908/BTC-TCT ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính thì như trường hợp của bạn, tỉ lệ thu nhập chịu thuế ấn định sẽ là từ 20% đến 25%.

Trên cơ sở xác định được thu nhập chịu thuế của bạn, cơ quan thuế sẽ tính số thuế bạn phải nộp dựa theo biểu thuế lũy tiến tứng phần được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2008 sau khi trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh.

Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 43/2010 về đăng ký doanh nghiệp thì để đăng ký hộ kinh doanh: cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện Hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăt địa điểm kinh doanh.=

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh. Phải ghi đầy đủ theo mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành (bạn có thể tham khảo thêm trên website của Công ty).

– Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Bản sao CMTND (có chứng thực) của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!

4. Hướng dẫn đăng ký thành lập Hộ kinh doanh theo quy định mới

Thưa Luật sư, tôi là Nguyễn Hoàng T hiện nay tôi đang có ý định muốn mở một cửa hàng nhỏ để kinh doanh. Sau khi tham khảo về các mô hình kinh doanh, tôi thấy khả năng của mình phù hợp với mức Hộ kinh doanh.

Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục để thành lập hộ kinh doanh và mức thuế chúng tôi phải đóng ?

Xin cảm ơn Luật sư

Hướng dẫn đăng ký thành lập Hộ kinh doanh theo quy định mới

Luật sư tư vấn:

Về điều kiện thành lập hộ kinh doanh: phải do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt nam; đủ 18 tuổi; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký hoạt động kinh doanh tại một địa điểm.

Về thủ tục thành lập hộ kinh doanh anh cần chuẩn bị:

+/ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (mẫu tại phụ lục III-1; ban hành kèm theo hướng dẫn về đăng ký kinh doanh);

+/ Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân anh – người tham gia hộ kinh doanh

Thời gian để nhận được giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh là: 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được hợp lệ

Nơi tiếp nhận hồ sơ: UNBD cấp Quận (huyện) nơi anh mở hộ kinh doanh.

Phí nộp hồ sơ: 100.000 VNĐ

Một số điểm anh cần lưu ý khi làm thủ tục đăng ký Hộ kinh doanh:

+/ Về cách đặt tên cho Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh có tên riêng. Tên phải bao gồm hai thành tố là loại hình ” Hộ kinh doanh” và tên riêng của Hộ kinh doanh. Không được sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc hay dùng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên riêng cho Hộ kinh doanh và không được trùng với tên riêng của Hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Ví dụ: Hộ kinh doanh thiết bị điện tử XYZ hay Hộ kinh doanh đồ uống TBL.

+/ Về ngành nghề kinh doanh: Được kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Có quyền được kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động.

+/ Về số lượng lao động: dưới 10 người.

+/ Ngoài ra, anh sẽ phải chụi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Không có con dấu pháp nhân. Và một số điều kiện khác.

– Về mức thu lệ phí môn bài như sau:

Căn cứ theo khoản 2 điều 4 quy định:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay tới tổng đài số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *