Nghĩa vụ tài chính phải thực hiện khi thừa kế quyền sử dụng đất ?

Khi được thừa kế đất đai từ Ông Bà hoặc Cha Mẹ thì có phải nộp thuế hay nghĩa vụ tài chính nào không ? Thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thực hiện như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc chi tiết:

Mục lục bài viết

1. Nghĩa vụ tài chính phải thực hiện khi thừa kế quyền sử dụng đất ?

Kính chào luật sư, cháu muốn hỏi luật sư cách tính nghĩa vụ tài chính khi nhận thừa kế một thửa đất thì thế nào ạ? Cảm ơn luật sư rất nhiều!

Nghĩa vụ tài chính phải thực hiện khi thừa kế quyền sử dụng đất ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại 656

“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Theo quy định trên, việc khai nhận di sản thừa kế được lập văn bản (có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã) về việc chia di sản thừa kế di sản thừa kế để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 1 điều 100 Luật đất đai 2013:

Về nghĩa vụ tài chính đối với việc nhận di sản thừa kế:

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân:

Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và được hướng dẫn bởi của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân về thu nhập được miễn thuế:

“4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”.

Do đó, 2 người sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, lệ phí trước bạ:

Thu quy định tại điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Như vậy, nếu người nhận di sản thừa kế mà không thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên thì khi nhận thừa kế phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân là 2% giá trị tài sản nhận thừa kế và 0.5% lệ phí trước bạ khi sang tên theo quy định của sửa đổi, bổ sung năm 2012.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Phân chia thừa kế đất đai theo pháp luật ?

Thưa Luật sư! Ông nội tôi mất năm 1990 không để lại di chúc, sau đó các anh em của bố tôi thỏa thuận và ghi chép thành tờ cam kết, có chữ ký của tất cả mọi người trong dòng họ nội với nội dung là toàn bộ đất đai để lại cho bố mẹ tôi.Năm 1995 bố tôi đi làm sổ đỏ và đứng tên. đến năm 2015 bố tôi mất, bác của tôi muốn chia đất đai của bố tôi cho anh em ruột của bố tôi là đúng hay sai? Đất đai đó theo đúng pháp luật sẽ được chia như thế nào?

Xin cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì chúng tôi suy đoán bố bạn mất không để lại di chúc. Như vậy, di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Căn cứ vào quy định trên thì anh em của bố bạn thuộc vào hàng thừa kế thứ hai và sẽ chỉ được nhận thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất còn sống, có quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản. Các bác của bạn không có quyền được nhận di sản thừa kế nếu không đáp ứng điều kiện này.

Mảnh đất sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất được nêu trong quy định trên.

Trân trọng./.

3. Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đất đai ?

Chào Luật Sư! Hiện tại tôi xin nhờ Luật Sư tư vấn giúp tôi nội dung sau: Mẹ tôi ưng ba tôi và về làm dâu bên nhà chồng từ năm 1981, thời gian này ba mẹ tôi cùng sống với ông bà nội tôi cùng trên một mảnh đất vườn 3540 m2.

Ông bà nội tôi có nói với ba mẹ tôi rằng con (ba tôi) là con trai út nên sống cùng với ba mẹ trong ngôi nhà chứ không làm thêm chi, đất đai ba mẹ (ông bà nội) đã cho các anh con hết rồi chỉ còn con thì sống và sử dụng trên mãnh vườn nầy. Tất cả chỉ nói cho bằng miệng chứ không có giấy tờ. Nhưng ba mẹ tôi nói rằng sau nầy con cháu đông còn về thờ cúng ông bà nên ba mẹ tôi không chịu ở chung mà ba mẹ tôi có làm một ngồi nhà riêng từ năm 1983 bằng nhà tranh vách đất. Năm 1986 ông nội tôi mất không để lại di chúc. Đến năm 1988 ba mẹ tôi có làm lại nhà và các công trình phụ bằng găch và xi măng khoảng kiên cố đến thời điểm này diện tích khoản 500m2.

Năm 1998 được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định 64. cấp giấy lần đầu mang tên chủ hộ là Ba tôi. Năm 2000 có con của bác tôi về tự ý đập phá nhà của ông bà tôi để làm lại mới, trong khi đó gia đình tôi không đồng ý cũng như gửi đơn đến cơ quan chức năng vì thiếu hiểu biết về pháp luật và lúc đó ba tôi cũng bị bệnh. Năm 2007 ba tôi chết cũng không để lại di chúc. Năm 2010 mệ tôi đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu từ tên ba tôi thành mẹ tôi và được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2013 bà nội tôi mất cũng không để lại di chúc. Năm 2014 mẹ tôi có làm nhà cho tôi nhưng con của các bác tôi và cô tôi khiếu nại về việc chia tài sản 3540m2 của ông bà tôi là đúng hay sai. Trong khi đó nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3540m2 cho hộ ba tôi từ năm 1998 đến thời điểm nầy gần 20 năm.

Vậy tôi xin nhờ Luật sư hướng dẫn phúc đáp giúp tôi trường hợp này ?

Tôi chân thành cảm ơn quý Luật sư. Trân trọng!

Trả lời:

Theo Điều 623 Thời hiệu thừa kế của

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Theo quy định tại Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

“1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn mảnh đất 3540m2 của gia đình bạn được đảm bảo. Năm 1998 mảnh đất đã đứng tên chính chủ bố bạn, và bà của bạn mất 2013 sau thời điểm sang tên vì thế mảnh đất không còn là di sản thừa kế của bà bạn nữa. Sau này chỉ có bạn là người hưởng thừa kế mảnh đất đó chứ không phải bác hay cô bạn. Việc kiện đòi là không căn cứ.

>> Xem thêm:

Trân trọng./.

4. Hỏi về thủ tục muốn được chia đất, cho đất hoặc thừa kế đất ?

Kính thưa luật sư! Tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp: Nhà tôi có 3 anh em trai, nay bố mẹ tuổi đã cao sức yếu muốn cho chúng tôi thừa kế mảnh đất đang sinh sống. Để được sử dụng thừa kế của bố mẹ chúng tôi thì cần những thủ tục gì để mỗi người đều được hưởng như nhau ?

Xin cảm ơn !

Người gửi: P.H

Luật sư trả lời:

Điều 624, 627, 628, 629 15 quy định như sau:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

“Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

.

“Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

“Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Theo như bạn chia sẻ thì 3 anh em bạn được hưởng thừa kế theo di chúc do bố mẹ để lại, tài sản thừa kế là mảnh đất bố mẹ đang sinh sống. Để 3 anh em bạn được hưởng thừa kế bằng nhau thì bố mẹ bạn thể hiện điều đó trong di chúc, hình thức di chúc mà pháp luật quy định đó là văn bản và di chúc bằng miệng. Chỉ lập di chúc bằng miệng khi người lập di chúc có bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Với trường hợp nhà bạn thì tốt nhất bạn nên khuyên bố mẹ mình lập di chúc bằng văn bản, có người làm chứng hoặc công chứng, chứng thực. Thủ tục để 3 anh em bạn hưởng di sản thừa kế hay chính là thủ tục đứng tên mỗi phần đất mà 3 anh em được hưởng như sau:

Thủ tục hưởng thừa kế như sau:

1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

– Chủ thể tiến hành: 3 anh em bạn.

– Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở;

+ Giấy chứng tử của bố bạn;

+ Di chúc;

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của 3 anh em bạn …).

2. Chứng nhận văn bản thừa kế

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

3. Thủ tục sang tên người được hưởng di sản trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Chủ thể tiến hành: 3 anh em bạn

– Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

– Hồ sơ: bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, di chúc …).

– Thủ tục:

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho 3 anh em bạn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn:

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép! Trân trọng./.

5. Mẹ tôi có để lại thừa kế đất đai cho tôi được hưởng hay không ?

Kính gởi văn phòng luật sư! Tôi là một người chỉ mới học tới 9 và ở vùng nông thôn nên kính nhờ luật sư giải thích một cách nôm na một số thắc mắc dùm tôi. Gia đình tôi có 4 người con, tôi là con gái thứ tư, cả 4 anh chị em đều đã có chồng, có vợ, đều ra riêng nhưng chưa tách hộ khẩu. Mẹ tôi mất năm 2011, không để lại di chúc. Cha tôi còn sống và đã đem người đàn bà khác về nhà sống như vợ chồng.

Tài sản chủ yếu của cha mẹ tôi là đất đai và một căn nhà nhỏ. Giấy chủ quyền sử dụng đất do ba tôi đứng tên. Vậy tôi có mộ số thắc mắc sau:

a) Mẹ tôi có để lại thừa kế đất đai cho tôi được hưởng hay không?

b) Nếu bây giờ tôi cắt hộ khẩu của tôi để nhập về hộ khẩu nhà chồng thì sau này tôi còn được hưởng thừa kế bên gia đình tôi hay không?

c) Nếu có tài sản đất đai thừa kế của mẹ tôi cho tôi thì tự một mình tôi đi ra cơ quan thẩm quyền để làm giấy tờ nhận phần đất đó được hay không?

d) Nếu bây giờ ba tôi chưa chịu chia thừa kế phần đất của mẹ tôi cho các con thì tôi có được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước chia được không ?

e) Khi làm giấy tờ để chia thừa kế nếu có đóng lệ phí thì ba tôi chịu hay tất cả trong gia đình đều phải đóng?

Xin nhờ văn phòng luật sư nhờ giúp đỡ.

Người gửi: HP

Mẹ tôi có để lại thừa kế đất đai cho tôi được hưởng hay không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Xin giấy phép xin trả lời như sau:

1. Về việc mẹ bạn có quyền để lại tài sản là mảnh đất cho bạn được không

-Đầu tiên, để mẹ bạn có thể để lại di sản thừa kế là mảnh đất đó thì mẹ bạn phải là chủ sở hữu của mảnh đất đó (chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình trong đó có quyền để thừa kế). Theo thông tin bạn đưa ra mảnh đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn. Việc bố bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến quyền chủ sở hữu của mẹ bạn đối với mảnh đất này.

Chính vì mảnh đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn nên theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của 2 vợ chồng sẽ được chia đôi nên khi mẹ bạn chết thì phần tài sản dùng làm di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ chỉ là 1/2 mảnh đất đó còn lại 1/2 mảnh đất vẫn là của bố bạn có quyền sở hữu.

Do vậy, mẹ bạn có thể để lại cho bạn phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung đó.

-Tiếp theo về việc chia thừa kế, do mẹ bạn chết không để lại di chúc nên phần di sản của mẹ bạn (1/2 mảnh đất) sẽ được chia theo pháp luật theo điều 676 :

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên thì bạn sẽ không thể được là người thừa kế duy nhất mảnh đất trên mà bố bạn, các anh chị em của bạn cũng là một trong số những người đồng thừa kế đối với phần di sản mà mẹ bạn để lại.

2.Việc bạn cắt hộ khẩu sang nhà chồng bạn sẽ không hề ảnh hưởng tới quyền hưởng di sản thừa kế của mình.

3.Theo như những phân tích ở trên bạn sẽ không thể là người duy nhất hưởng thừa kế phần di sản mà mẹ bạn để lại mà còn có bố bạn và các anh chị em của bạn vậy nên khi làm thủ tục hưởng thừa kế sẽ phải có đầy đủ tất cả những người đồng thừa kế trừ trường hợp những người này cùng đồng ý làm giấy ủy quyền và ký tên đầy đủ ủy quyền cho bạn thực hiện thủ tục này thì bạn mới có thể làm thủ tục đó một mình.

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Tại Điều 12 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án Hội đồng thẩm phán tòa nhân dân tối cao.

“Điều 12. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp giải quyết chia tài sản chung, chia di sản thừa kế quy định tại khoản 7 Điều 27 của Pháp lệnh

Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có tranh chấp thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b) Từ trên 6.000.000 đồng đến

400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến

800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến

2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến

4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, gia đình bạn (bạn và các anh chị em bạn) với tư cách là người nộp đơn yêu cầu giải quyết việc chia di sản thừa kế sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyếnChúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận luật sư dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *