Nghỉ để kết hôn trong thời gian thử việc ? Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong thời gian thử việc người lao động có quyền xin nghỉ cưới theo luật lao động không ? Chấm dứt hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc như thế nào được xem là hợp pháp ? và một số vướng mắc pháp lý liên quan sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Nghỉ để kết hôn trong thời gian thử việc ?

Kính gửi Công ty Xin giấy phép, Em có một thắc mắc muốn hỏi: Trường hợp em cưới xin trong thời gian thử việc tại công ty thì em có được nghỉ phép 3 ngày theo Luật lao động không ạ?

Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Anh Đức

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty Xin giấy phép. Với yêu cầu này Xin giấy phép xin trả lời như sau:

Điều 26 quy định về thử việc đối với người lao động như sau:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong . Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết .

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”

Khoản 1 điều 23 Bộ luật lao động quy định về nội dung của hợp đồng lao động:

“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”

Như vậy, một hợp đồng thử việc chứa đựng hầu hết các điều khoản của một hợp đồng lao động. Các điều khoản trong hợp đồng lao động đều được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động, do đó một một đồng thử việc chứa đựng các điều khoản của một hợp đồng lao động cũng sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động. Tức là, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động đang trong thời gian thử việc cũng sẽ phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động. Và tất nhiên điều này cũng được áp dụng với những người lao động đang trong thời gian thử việc mà không ký kết hợp đồng lao động, bởi lẽ theo quy định của pháp luật, dù ký hay không ký hợp đồng thử việc thì những người lao động này cũng sẽ được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ tương đương nhau.

Do vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đang trong thời gian thử việc do đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của bạn sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động.

Theo đó, Điều 116 Bộ luật lao động quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Theo quy định trên, người lao động khi kết hôn sẽ được nghỉ ba ngày làm việc mà vẫn được hưởng nguyên lương. Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đang trong quá trình thử việc tại công ty, do đó bạn cũng sẽ được hưởng quyền lợi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như những người lao động chính thức khác trong công ty. Do đó, nếu bạn kết hôn thì bạn cũng sẽ được nghỉ 3 ngày làm việc mà vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật lao động.

Trân trọng./.

2. Tư vấn thuế thu nhập cá nhân khi làm thử việc?

Thưa luật sư! Tôi hiện tại đang trong thời gian thử việc 2 tháng với thư mời làm việc lương thử việc là 13 triệu, lương chính thức là 15 triệu. Tháng này tôi làm 13 ngày và tổng thu nhập là 7 triệu. Vậy tôi cóphải đóng thuế thu nhập cá nhân trong tháng này không ?

Tôi có tìm hiểu thì thấy luật ghi tổng thu nhập dự kiến của tôi trong 1 năm nếu quá 108 triệu, thì thời gian thử việc, lương của tôi chỉ trên 2 triệu vẫn bị đánh thuế, việc này có đúng không ạ ?

Cảm ơn.

Luật sư trả lời:

– Căn cứ theo quy định của thì cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công tại một doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 111/ 2013/ TT -BTC thì trường hợp cá nhân có ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì áp dụng tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trường hợp cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì công ty phải khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân tại nguồn trước khi trả thu nhập cho người lao động có giá trị từ 2 triệu đồng/lần trở lên.

– Trong trường hợp của bạn, do thời gian 2 tháng bạn thử việc được xác định là không có hợp đồng lao động, nên mỗi lần chi trả thu nhập cho bạn từ 2 triệu đồng/ lần trở lên thì tổ chức chi trả sẽ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của bạn là 10%.

– Về việc không khấu trừ thuế, pháp luật cho phép nếu trường hợp người nộp thuế không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng, đã có mã số thuế tại thời điểm làm cam kết, trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại 1 nơi và ước tính tổng thu nhập 1 năm không đến mức phải nộp thuế (không quá 108 triệu đồng nếu không có người phụ thuộc, nếu có người phụ thuộc thì cộng thêm số tiền được tính giảm trừ gia cảnh.) thì bạn được làm cam kết mẫu số 02/Ck – TNCN ban hành kèm theo thông tư 92/2015/ TT- BTC để tạm thời không khấu trừ thuế của bạn.

– Trường hợp bạn bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất 10%, thì cuối năm khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân bạn vẫn sẽ được giảm trừ gia cảnh cho đủ 108 triệu đối với bản thân và sẽ được áp dụng giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu có người phụ thuộc và đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc với cơ quan thuế.

Việc áp dụng quyết toán thuế sẽ phát sinh 2 trường hợp:

+ Trường hợp trong năm bạn chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại 1 doanh nghiệp, có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp và có nhu cầu ủy quyền quyết toán thuế, thì công ty trả thu nhập cho bạn sẽ tiến hành quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho bạn, nếu như bạn có số thuế nộp thừa sẽ thực hiện hoàn thuế cho bạn, hoặc nếu số thuế nộp thiếu thì nộp thêm thay cho cá nhân sau đó yêu cầu cá nhân đóng lại số thuế đó.

+ Trường hợp bạn không đủ điều kiện để ủy quyền quyết toán thuế hoặc có nhu cầu tự quyết toán thuế: Thì bạn phải tự nộp một bộ hồ sơ quyết toán cho cơ quan thuế để hoàn thuế (nếu có số thuế nộp thừa) hoặc nộp thêm (nếu có số thuế phải nộp thêm).

Các nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ bản mềm: Nộp online qua website: canhan.gdt.gov.vn

Cách nộp như sau:

Cách 1: Nộp tờ khai theo hình thức kê khai trực tuyến

Tại trang web: canhan.gdt.gov.vn, bạn vào mục Đăng nhập>, điền thông tin đầy đủ để hoàn tất đăng nhập vào hệ thống.

Chọn mục Quyết toán thuế>, chọn tiếp >, màn hình hệ thống hiện ra thông tin người gửi.

Bạn nhập đầy đủ thông tin người gửi file và bấm tiếp tục, trên hệ thống sẽ hiện ra thông tin tờ khai, bạn điền đầy đủ thông tin trên tờ khai và bảng kê (nếu có) sau đó bấm hoàn thành kê khai, kết xuất XML và gửi tờ khai, nhập mã xác nhận và chờ hệ thống load thông báo thành công.

Màn hình hiện ra thông báo “Tờ khai đã được gửi đến cơ quan thuế, người nộp thuế in tờ khai đến nộp tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế”.

Cách 2: Nộp tờ khai đã tạo sẵn tại ứng dụng hỗ trợ kê khai HTKK

Tại trang web: canhan.gdt.gov.vn, bạn vào mục Đăng nhập>, điền thông tin đầy đủ để hoàn tất đăng nhập vào hệ thống.

Chọn mục Quyết toán thuế>, chọn tiếp Gửi tờ khai quyết toán thuế TNCN>, màn hình hệ thống hiện ra thông tin người gửi.

Bạn nhập đầy đủ thông tin người gửi file và chọn tờ khai XML bạn đã tạo trên phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK, nhập mã xác nhận và bấm Gửi tờ khai>

Màn hình hiện ra thông báo “Tờ khai đã được gửi đến cơ quan thuế, người nộp thuế in tờ khai đến nộp tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế”.

– Bước 2: Nộp hồ sơ giấy: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế

Người nộp thuế sau khi hoàn thành thủ tục nộp hồ sơ qua mạng, tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế, bao gồm các hồ sơ sau:

+Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN

+ Bảng kê 02-1/BK-QTT-TNCN (Nếu có người phụ thuộc)

+ Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhan

+ Thư xác nhận thu nhập

+ Giấy tờ chứng minh người phụ thuộc (trong trường hợp có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc).

+ Bản sao chứng minh nhân dân

+ Khi đi bạn mang theo chứng minh nhân dân bản chính để xuất trình tại cơ quan thuế. Trường hợp bạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi bạn cư trú thì nộp thêm bản sao sổ hộ khẩu (nếu nộp ở nơi có hộ khẩu thường trú) hoặc sổ tạm trú/ giấy chứng nhận tạm trú (nếu nộp tại nơi có đăng ký tạm trú).

Thời gian giải quyết tại cơ quan thuế đối với hồ sơ quyết toán hoàn thuế trước, kiểm tra sau là trong thời gian 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ từ người nộp thuế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Tư vấn về các quyền lợi của người thử việc ?

Thưa luật sư, Hiện nay tôi được 1 tổ chức tín dụng thông báo mời tham gia thử việc, tại phòng khách hàng doanh nghiệp, với thời hạn 2 tháng, trong thời gian đó tôi có thể ký các tờ trình tín dụng, thẩm định giá không? Việc ký các hồ sơ đó có ảnh hưởng gì đến người lao động và người sử dụng lao động không ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”

Như vậy, nội dung việc làm thử do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Do đó, nếu trong hợp đồng thử việc, cho phép bạn có thể ký các tờ trình tín dụng, thẩm định giá thì bạn được quyền làm các công việc đó, nếu không thì bạn không được làm. Khi bạn được quyền ký các hồ sơ đó thì hồ sơ đó sẽ có hiệu lực như người lao động của công ty ký kết.

Em trình độ cao đẳng. Vào công ty thử việc 2 tháng với chức vụ tổ trưởng, mức lương 7 triệu. Chuẩn bị sắp hết thời gian thử việc để ký hợp đồng chính thức, thì công ty báo rằng sẽ ký hợp đồng chính thức nhưng ở vị trí nhóm trưởng và mức lương sẽ thấp hơn và làm ở bộ phận khác. Cho e hỏi như vậy công ty có làm đúng luật không? Và em phải xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Điều 7 quy định: “Thông báo kết quả về việc làm thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”

Do đó, trước khi kết thúc thời gian thử việc, công ty phải thông báo cho bạn kết quả thử việc. Nếu bạn hoàn thành công việc được giao của một tổ trưởng theo hợp đồng thử việc thì sau khi kết thúc thời gian thử việc, công ty phải ký hợp đồng lao động với bạn theo đúng công việc tổ trưởng của bạn (trừ trường hợp, bạn đồng ý giao kết hợp đồng lao động với vị trí trưởng nhóm theo đề nghị của công ty). Còn nếu bạn không hoàn thành công việc được giao thì bên công ty có quyền không giao kết hợp đồng lao động với bạn theo vị trí tổ trưởng và khi đó, đề nghị giao kết hợp đồng lao động với công việc của vị trí nhóm trưởng là đề nghị giao kết hợp đồng mới, không liên quan đến việc thử việc và việc có giao kết hợp đồng không là phụ thuộc vào ý chí của bạn.

Nếu công ty không thông báo kết quả việc làm thử mà chỉ đề nghị ký hợp đồng lao động với bạn theo công việc của nhóm trưởng thì bạn có quyền yêu cầu công ty thông báo kết quả thử việc hoặc nếu bạn thấy bạn làm việc không vi phạm quy định, đáp ứng được các yêu cầu đưa ra của công việc thì bạn có quyền khiếu nại đến công ty về việc không giao kết hợp đồng với công việc nhóm trưởng theo nội dung thử việc.

Xin cho hỏi em hiện giờ đang học việc không lương tại bệnh viện thành phố. Cho em hỏi học việc 9 tháng khi học xong thì có được chuyển qua thử việc hay không, vì e muốn ký được hợp đồng với bệnh viện để làm việc. Em xin cám ơn ạ!

Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”

Theo bạn cung cấp thông tin, bạn học việc không lương tại bệnh viện thành phố. Nếu bệnh viện tuyển bạn vào học việc để làm việc cho bệnh viện thì sau khi kết thúc thời hạn học việc, bệnh viện phải ký hợp đồng lao động với bạn khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mà không ký hợp đồng thử việc nữa. Nếu bệnh viện có mở lớp dạy nghề để đào tạo nghề cho người có nhu cầu và bạn tham gia khóa đào tạo đó thì sau khi hết thời hạn học nghề, bạn và bệnh viện có thể ký hợp đồng thử việc, đương nhiên, việc này không bắt buộc.

Luật sư cho em hỏi: Em hiên nay đang làm bên ngành viên chức kiểm lâm nhưng đang trong thời gian thử việc mà vợ lại chuẩn bị sinh. Vây luật sư cho em hỏi nếu trong thời gian thử việc em có được nghỉ để về đưa vợ đi sinh không ạ?

Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “ Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Do đó, bạn vẫn đang trong thời gian thử việc thì bạn không được xác định là người lao động và bạn không thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, điều kiện được hưởng chế độ thai sản bao gồm: “Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

Bạn không đang đóng bảo hiểm xã hội, không là người lao động nên bạn không được nghỉ việc khi vợ bạn sinh con theo chế độ thai sản. Bạn chỉ được nghỉ nếu người sử dụng lao động đồng ý.

Xin chào Luật sư, Trong thời gian thử việc, luật Lao động có quy định cho phép hay không cho phép người lao động tăng ca không? Quy định tại văn bản nào? Quy định có áp dụng cho từng ngành nghề không hay áp dụng chung tất cả? Mong nhận được hồi đáp. Xin cám ơn!

Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Pháp luật không quy định việc làm thêm giờ chỉ dành cho người lao động chính thức trong doanh nghiệp và không quy định ngành nghề nào không được làm thêm giờ, do đó, bạn được quyền làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động đề xuất và đáp ứng theo các quy định trên của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Ký hợp đồng theo mùa vụ thì có phải thử việc không ?

Chào quý công ty. Luật sư cho em hỏi em có ký hợp đồng thử việc với công ty A 2 tháng, sau đó công ty ký tiếp hợp đồng lao động theo mùa vụ với em 3 tháng. Em nghe nói hợp đồng theo mùa vụ thì không phải thử việc. Vậy công ty em làm như vậy thì có trái luật không ạ?

Ký hợp đồng theo mùa vụ thì có phải thử việc không ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điều 26 thì không thử việc đối với trường hợp người sử dụng lao động và người lao động ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ. Cụ thể:

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Theo quy định trên thì công ty bạn ký hợp đồng thử việc 2 tháng và sau đó ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ 3 tháng với bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này công ty của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP với hình thức cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 500 000 đồng đến 1 000 000 đồng.

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc ?

Thưa luật sư! Tôi xin hỏi Luật sư câu hỏi như sau Tôi vào làm việc cho một công ty xây dựng với chuyên môn là kỹ sư xây dựng . Hai bên thỏa thuận sau 2 tháng thử việc sẽ được ký HĐLĐ. Nhưng cho đến nay tôi làm việc đã được 9 tháng mà vẫn không được ký HĐLĐ.

Tôi đã hỏi rất nhiều về việc này nhưng Công ty không có câu trả lời rõ ràng . Cho tới bây giờ Công ty đang có ý định cho một loạt Kỹ sư nghỉ do công trình xây dựng đã gần hoàn tất. Vì vậy tôi rất hoang mang, tôi xin hỏi Luật sư tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong thời gian làm tôi có giữ được tất cả các bảng lương hàng tháng mà công ty thanh toán cho tôi. ( Tôi có thể chứng minh được mình làm việc cho công ty trong thời gian đó ) ?

Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư!

>>

Trả lời:

Điều 26, Quy định về thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trong trường hợp của bạn, theo cac căn cứ trên việc hai bên thỏa thuận thử việc 2 tháng mà công ty đã cố ý kéo dài đến 9 tháng mà không kí kết hợp đồng làm việc chính thức, sa thải bạn khi chưa hết hạn hợp đồng và không có lý do viện dẫn thoe điều 38 nêu trên là trái với quy định của pháp luật . Nay,công ty lại muốn sa thải bạn,Bạn có thể đòi lại quyền lợi của mình bằng cách:

-Gửi đơn khiếu nại đến giám độc công ty,yêu cầu thực hiện đúng thỏa thuận trog hợp đồng thử việc , đó là: kí kết hợp đồng lao động và trả lương nhân viên chính thức cho bạn kể từ tháng thứ 3 bạn làm việc tại công ty, Nếu là hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn lớn hơn 6 tháng thì bắt đầu từ tháng thứ 9, công ty phải đóng bảo hiểm cho bạn . – Nếu việc yêu cầu của bạn không đạt kết quả , bạn có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện , nơi có trụ sở hoặc chi nhánh của công ty,yêu cầu hòa giải iên lao động , yêu cầu công đoàn đứng ra tư vấn pháp lý, thương lượng hoặc đứng ra đại diện khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm :

CMTND của bạn.

Bản sao hợp đồng thử việc .

Bảng lương chứng minh bạn chỉ được trả lương thử việc .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Lao động – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *