Muốn lấy lại phần đất thừa kế cần làm thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi công ty xin giấy phép, mong luật sư tư vấn hộ tôi trường hợp này: Hiện tôi đang có vụ việc thừa kế đất và được tòa án Thốt Nốt TP Cần Thơ thụ lý, trải qua hơn 1 năm giải quyết đến nay tất cả giấy tờ và sự đúng sai được minh chứng rõ ràng và bước cuối cùng là tòa án tiếng hành đo vẽ để trả phần thừa kế cho tôi.

Nhưng từ ngày đo vẽ cho đến nay hơn 8 tháng vênh đo đạc họ nói chưa có kết quả còn tòa án thì nói cần có kết quả đo vẽ mới có thể giải quyết được. Trong hợp đồng không phải chữ ký của tôi mà là chữ ký giả mạo. Bao nhiêu ngày trôi qua tôi được biết bên mua đã hối lộ cho người làm việc để việc chậm lại kéo dài thời gian. Vì bởi trước đó họ đã nói riêng tư với tôi đề nghị tôi lấy 1 số tiền rồi về quê nhưng tôi nhất quyết không lấy tiền chỉ nhận lại đất vì thế nên họ kéo dài thời gian. Giờ tôi rất hoan mang không biết hướng đi hy vong luật sư chỉ hướng cho tôi nên làm gì ?. Vì bên đo đạc họ nói chưa có kết quả đo vẽ.

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn mua lại phần đất thừa kế, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Ở đây là bạn được trả phần thừa kế đất và được tòa án Thốt Nốt TP Cần Thơ thụ lý và đã giải quyết để hưởng phần thừa kế đó . Nhưng vấn đề ở đây là bạn có hợp đồng mua bán đất nhưng không phải chữ của bạn mà là chữ ký giả mạo. Do đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, do hợp đồng không có chữ ký của bạn tức là bạn không tự nguyện tham gia giao dịch này nên giao dịch dân sự đó bị coi là vô hiệu. Mảnh đất bạn được thừa kế sẽ vẫn thuộc về bạn. Để xác nhận hợp đồng trên vô hiệu bạn cần làm đơn đến Tòa án nơi có mảnh đất để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu

Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong đo đạc, bạn cần cần phải làm đơn nên cơ quan địa chính nơi có mảnh đất để cơ quan địa chính có trách nhiệm tốt hơn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *