Mức đóng thuế đối với cửa hàng kinh doanh ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư! Em có một vấn vấn đề cần luật sư giúp đỡ như sau: Em có kinh doanh cửa hàng sữa năm 2015 Thuế môn bài đóng 750.000đồng/ năm, thuế hàng tháng đồng 650.000 đồng/ tháng. Năm 2016 cơ quan thuế thu tăng 20%. em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em xem năm 2016 thuế suất có tăng 20% không ạ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục xin giấy phép.

>>

 

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

I. Cơ sở pháp lý:

II. Nội dung phân tích:

Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

Điều 17. Khai thuế môn bài

1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Người nộp thuế kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác… nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho Chi cục Thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú.

2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

– Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

– Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

3. Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư này.”

Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành quy định mức thuế môn bài như sau: 

Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau:

Đơn vị: đồng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

 

Ngoài thuế môn bài thì hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế khác như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.Như vậy, mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể phải đóng nhiều nhất là 1.000.000 đồng.

Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định Hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Số thuế GTGT phải nộp = tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x Doanh thu.

–  Đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%

– Đối với hoạt động dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%

– Đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%

– Đối với hoạt động kinh doanh khác là 2%.

Doanh thu để tính thuế GTGT là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Nếu cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu này.

Đối với cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán. Cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn nêu trên căn cứ vào tài liệu, số liệu của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường. Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh.

Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về thuế thu nhập cá nhân.

– Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = doanh thu khoán trong kỳ tính thuế x tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.

Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định đối với:

hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa là 7%

hoạt động dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 30%

hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 15%

hoạt động kinh doanh khác là 12%

– Đối với cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Thông tư 111/2013/TT-BTC. Điều 8 quy định:

“a.1.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn.

a.1.2.1) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn quyển, nếu trong quý doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế theo doanh thu khoán còn phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân đối với phần doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán.

a.1.2.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh.  

Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh

=

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh

x

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Trong đó:

– Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh được xác định theo hợp đồng và các chứng từ mua bán.

– Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này.

a.1.2.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển có yêu cầu thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau:

– Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán.

– Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hóa đơn.

a.2) Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán được chi phí thìthu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

×

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

+

Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Trong đó:

– Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này.

– Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này.

– Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác.

a.3) Đối với cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh.

Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định tương tự như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số theo hướng dẫn tại tiết a.1.2.2, điểm a, khoản 1, Điều này.”

Hộ đang kinh doanh hoặc bắt đầu kinh doanh khoảng thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức thuế Môn bài cả năm, hộ mới ra kinh doanh trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm.
Hộ kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế môn bài cả năm không phân biệt thời điểm bắt đầu kinh doanh trong năm và thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh nhưng không nộp thuế môn bài.
Hộ kinh doanh nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó, Hộ kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi cư trú hoặc nơi được cấp ĐKKD.
Sau khi nộp thuế Môn bài hộ kinh doanh được cơ quan thuế cấp một chứng từ chứng minh đã nộp thuế Môn bài. 

* Hộ kinh doanh nộp thuế theo mức thuế khoán ổn định: Nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan thuế gửi đến. Thông báo thuế được chuyển đến hộ kinh doanh chậm nhất trước 3 ngày so với thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo. Trường hợp thông báo được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn chuyển chậm nhất là trước 5 ngày so với ngày nộp thuế ghi trên thông báo. Ngày nộp thuế ghi trên thông báo nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phải nộp thuế.
* Hộ Kê khai:
– Hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp có kê khai thực hiện nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan thuế , thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp sau.
– Hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai tạm nộp thuế TNDN hàng quý theo tờ khai thuế TNDN hoặc theo số cơ quan thuế ấn định, thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trích chuyển tiền từ tài khoản của hộ kinh doanh vào tài khoản của Ngân sách Nhà nước, đối với hộ kinh doanh nộp thuế bằng séc, tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp biên lai thuế
Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế có kê khai) ở địa bàn xa kho bạc nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào NSNN chậm nhất không quá 3 ngày (kể từ ngày thu được tiền); riêng đối với miền núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày kể từ ngày thu được tiền thuế.
Đối với hộ kinh doanh nhập khẩu phí mậu dịch, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế phải kê khai nộp thuế GTGT ngay khi nhập khẩu.
Khi nộp thuế hộ kinh doanh được cơ quan thuế hoặc cơ quan kho bạc nhà nước cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho người nộp thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ tài Chính thống nhất phát hành.
Hộ kinh doanh buôn chuyến: Kê khai và nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo từng chuyến hàng đối cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi
Thuế Môn bài, thuế GTGT, thuế TTĐB và thuế TNDN nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng tiền Việt Nam./.

Như vậy, mức thuế mà bạn phải nộp có thể tăng nếu doanh thu của cửa hàng bạn tăng. Những loại thuế, mức thuế mà cửa hàng phải nộp sẽ được ghi rõ ràng trong thông báo của cơ quan thuế. Nếu không có sự rõ ràng thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thuế giải thích rõ ràng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Thuế.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *