Một số đánh giá về sự tác động của việc gia nhập WTO với pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực quyền SHTT

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc xem xét và đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ không nên chỉ giới hạn trong phạm vi các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, trong phần này, bài viết sẽ đề cập tới khái niệm “pháp luật” theo nghĩa rộng.

“Pháp luật” theo nghĩa rộng ở đây không chỉ giới hạn ở những văn bản quy phạm pháp luật mà còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến việc thực thi, áp dụng pháp luật và cả những vấn đề về mặt thể chế. 1. Đối với công tác Như đã nói ở trên, nếu nhìn nhận tác động của việc gia nhập WTO đối với hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ tại một thời điểm nhất định hoặc sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sẽ là một sự đánh giá thiếu chính xác.

Việc xem xét và đánh giá này cần được đặt trong cả quá trình đàm phán gia nhập WTO, bởi vì, Việt Nam không có bất kỳ một giai đoạn chuyển tiếp nào trong việc thực hiện các cam kết của mình về quyền sở hữu trí tuệ. Điều đó buộc Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO tại thời điểm gia nhập. Trong cả quá trình này, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Từ những pháp lệnh được ban hành cuối những năm 80 đến việc pháp điển hóa các quy định về quyền sở hữu trí tuệ vào Bộ luật Dân sự năm 1995 cùng với một loạt các văn bản dưới luật được ban hành để hướng dẫn thi hành phần thứ 6 Bộ luật Dân sự năm 1995. Tại thời điểm đó, các văn bản dưới luật này được ban hành không chỉ với mục đích đảm bảo thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 mà còn từng bước chuyển hóa các quy định của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ vào pháp luật trong nước, từng bước đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế này. Để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ bằng việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (bao gồm 6 phần, 18 chương, 222 điều). Đây là một văn bản luật đầu tiên của Việt Nam quy định cụ thể, đầy đủ, chi tiết nhất các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

>>

Việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Đồng thời đây cũng là một dấu hiệu thể hiện rõ sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế nói chung và quá trình đàm phán gia nhập WTO nói riêng tới pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Như vậy, việc gia nhập WTO đã buộc chúng ta phải có sự hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực quốc tế chung. Chính điều này đã giúp Việt Nam hoàn thiện được khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ thời gian qua. 2. Đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ là một phần của công việc. Việc thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế hay công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mới là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Trên thực tế, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề rất bức xúc mà các nước luôn đặt ra đối với Việt Nam trong suốt thời gian qua. Cũng chính vì vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO đây sẽ là vấn đề sẽ được các nước phát triển trong WTO đặc biệt lưu ý đối với Việt Nam, đồng thời những tranh chấp trong lĩnh vực này sẽ rất khó tranh khỏi đối với Việt Nam khi chúng ta thực thi không đầy đủ, hiệu quả việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, đối với các cơ quan Nhà nước, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ là khó khăn lớn nhất ra khi Việt Nam gia nhập WTO. Những khó khăn này bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính là: Cán bộ trong hệ thống các cơ quan thực thi còn thiếu về số lượng và năng lực chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu; Chưa phát huy đúng mức việc áp dụng các biện pháp chế tài về dân sự, còn lạm dụng các chế tài về hành chính; Toà án chưa phát huy được vai trò của mình trong việc xét xử vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả của công tác xét xử còn thấp do trình độ nghiệp vụ chuyên môn về sở hữu trí tuệ của thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu, Toà án thiếu các thẩm phán có chuyên môn sâu về sở hữu trí tuệ; Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế; Hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người dân, các doanh nghiệp và tổ chức cong thấp. Để vượt qua được những khó khăn này, Việt Nam cần phải nỗ lực trong việc: Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời các cơ quan Nhà nước cần phải thay đổi tư duy và thói quen làm việc đối với những trường hợp liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn như giảm bớt việc lạm dụng các biện pháp hành chính, nâng cao tiến độ, chất lượng, rút ngắn thời gian trong việc giải quyết các vấn đề liê n quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Công tác xây dựng pháp luật và chính sách về sở hữu trí tuệ sẽ được các tầng lớp trong xã hội cũng như các thành viên của WTO xem xét kỹ lưỡng, điều đó đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có liên quan phải nỗ lực rất lớn để thoả mãn những yêu cầu cao hơn được đặt ra đối với công tác pháp chế và chính sách, trong khi đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên ngành về pháp luật sở hữu trí tuệ còn rất thiếu, và cơ hội đào tạo còn hạn hẹp. Việc bắt đầu gia nhập một môi trường kinh doanh có khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, nghiêm khắc trong lúc các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có đủ các hiểu biết cần thiết về những quy tắc sở hữu trí tuệ cần phải tuân thủ sẽ dẫn đến một số lượng nhất định các xung đột về sở hữu trí tuệ xảy ra, buộc các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, giải quyết. Công tác pháp chế, thực thi và giải quyết khiếu nại sẽ khó khăn và nặng nhọc hơn, trong khi các cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ còn rất thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WTO và Hội đồng TRIPS. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ, đào tạo, tư vấn hỗ trợ các đối tượng có liên quan đến hệ thống sở hữu trí tuệ. Đồng thời, công tác thông tin sở hữu trí tuệ phải được đổi mới và nâng cấp để thoả mãn yêu cầu của những người sử dụng thông tin và của xã hội. Đây là một điều kiện bắt buộc nhằm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của hệ thống sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển văn hoá – kinh tế – xã hội của đất nước. Nâng cao chất lượng của hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý và thực thi sở hữu trí tuệ sẽ trong khi đây vẫn là một điểm yếu của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước nói chung. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Bây giờ, nội dung này đã trở thành yêu cầu bắt buộc nhằm giải quyết thoả đáng các vấn đề đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Đồng thời đây là điều kiện không thể thiếu nhằm hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững. Trước mắt Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như trên nhưng bên cạnh đó chúng ta sẽ được hưởng những thuận lợi nhất định từ việc thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đó là: Một chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ tại Việt Nam sẽ tạo môi trường pháp lý tin cậy để thu hút việc đầu tư, đưa các sản phẩm trí tuệ vào thị trường Việt Nam. Cơ hội hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bao gồm cả hoạt động trợ giúp kỹ thuật trong khuôn khổ WTO và Hiệp định TRIPS sẽ được mở rộng, giúp cho Việt Nam có thêm những nguồn lực quan trọng, cả về tài chính và kiến thức chuyên gia nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề nội tại của hệ thống sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề liên quan đến hội nhập. Việc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế sẽ làm cho hệ thống pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trở nên tiệm cận với các xu hướng và thông lệ quốc tế. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc giải quyết các yêu cầu của người nộp đơn trong nước và quốc tế, do quy trình nghiệp vụ được chuẩn mực hoá, các khác biệt giữa tập quán trong nước và quốc tế dần dần được thu hẹp hoặc xoá bỏ. Sự minh bạch trong các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước bảo đảm. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo các yêu cầu của WTO không phải là một công việc dễ dàng đối với Việt Nam. Điều đó có thể được thấy rất rõ qua kinh nghiệm của Trung Quốc. Chính vì vậy, trước những thách thức cũng như những thuận lợi mà việc gia nhập WTO đem lại, chúng ta cần phải nỗ lực rất lớn, không chỉ từ các cơ quan Nhà nước mà còn từ các cá nhân, tổ chức để vượt qua được những khó khăn và thách thức này.

Nguồn:  wto.nciec.gov.vn

 (: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *