Mẫu Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chủ đơn có quyền sửa đổi các nội dung trong tờ khai đăng ký và nộp lại cho cục sở hữu trí tuệ để xem xét yêu cầu và đồng ý chấp thuận. xin giấy phép tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Mẫu Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp

xin giới thiệu mẫu Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp (Mẫu số: 01- SĐVB) ban hành kèm theo ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ). Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ.

TỜ KHAI

SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ

ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

CHỦ ĐƠN

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ)

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

— là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

— là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn

— là người khác được uỷ quyền của chủ đơn

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

VĂN BẰNG BẢO HỘ YÊU CẦU SỬA ĐỔI

— Bằng độc quyền sáng chế

— Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

— Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

— Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

— Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

— Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Số văn bằng bảo hộ:

NỘI DUNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI

— Tên chủ văn bằng bảo hộ

— Địa chỉ

— Nội dung khác:

Đề nghị sửa lại thành:

p CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN

PHÍ, LỆ PHÍ

Loại phí, lệ phí

Số đối tượng tính phí

Số tiền

— Lệ phí sửa đổi văn bằng:

……..đối tượng

— Lệ phí đăng bạ quyÕt ®Þnh sửa đổi v¨n b»ng

— Lệ phí công bố quyết định sửa đổi văn bằng

Tổng số phí, lệ phí nộp theo đơn là:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai, gồm …….trang

— Tài liệu xác nhận việc sửa đổi hợp pháp bằng tiếng …….

— Bản dịch tiếng Việt, gồm …….trang

— Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi

— Mẫu đối tượng SHCN đã sửa đổi

— mẫu nhãn hiệu, gồm…….mẫu (nếu yêu cầu sửa đổi chi tiết nhãn hiệu)

— bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ, gồm…….bộ (nếu yêu cầu sửa đổi kiểu dáng công nghiệp)

— Giấy uỷ quyền bằng tiếng…….

— bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang

— bản gốc

— bản sao ( — bản gốc sẽ nộp sau

— bản gốc đã nộp theo đơn số:………………..)

— Chứng từ phí, lệ phí

— Tài liệu khác, cụ thể:

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

—

—

—

Cán bộ nhận đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

—

—

—

—

CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại:ngày … tháng … năm …

Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn

(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

Chú thích: Trong trang này và các trang sau, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu “x” vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.

2. Gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam

Bài viết hướng dẫn các thủ tục pháp lý về việc gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam:

1. Gia hạn văn bằng :

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:

(a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

(c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

(d) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

2. Sử đổi chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp;

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp;

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp;

Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp;

Cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp;

Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;

Giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp;

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: ;

3. Thời hạn của văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Thưa luật sư, xin hỏi: Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp có thời hạn trong bao lâu ? Cảm ơn!

Trả lời:

Thời hạn của văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

+ Sáng chế được bảo hộ 20 năm.

+ Giải pháp hữu ích được bảo hộ là 10 năm.

+ Kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm

Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần và không giới hạn số lần gia hạn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó trong 5 năm liên tục. Giấy chứng nhận này cung có thể bị huỷ bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận này được cấp cho ngươì không có quyền nộp đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp đến ngày sớm nhất trong những ngày sau: Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày được cấp văn bằng. hoặc ngày kết thúc 10 năm kể từ ngày người có quyền nộp đơn, hoặc người được người có có quyền nộp đơn cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào, hoặc ngày kết thúc 15 năm (Điều 93 Luật SHTT).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định như thế nào?

Điều 94 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: 1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định như thế nào?

2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

3. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Tham khảo:

>>

>>

Trân trọng./.

Phòng Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *