Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh (LABOUR CONTRACT) mới 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người lao động nước ngoài có thể được ký hợp đồng lao động song ngữ (anh việt) hoặc ngôn ngữ của quốc gia của họ. xin giấy phép giới thiệu mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh để tham khảo và giải đáp một số vướng mắc liên quan đến chế độ thử việc:

Mục lục bài viết

1. Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh (LABOUR CONTRACT)

cung cấp Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh (LABOUR CONTRACT) để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

…. ONE MEMBER COMPANY LIMITED

NUMBER: …

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

========================

LABOUR CONTRACT

We are :

The Employer

: …… ONE MEMBER COMPANY LIMITED

Represented by

: Mr. …………………….. Nationality: Vietnam

Position

: General Director

Address

: No …., …… Street,…….s Riverside Urban ecology, Viet Hung Ward, Long Bien Dictrict, Ha Noi.

Tel

: 04-3…………………………………………..

The employee

: Mrs.

Date of birth

:

Permanent residence

:

Temporary residence address

:

ID Card No

: issued on : at:

Agree to sign this labour contract (below This contract) and commit to implement the following provisions :

Article 1 : Duration and work of the Contract

1.1. Type of the labour contract

: Labour Contract

1.2. From

: To:

1.3. Place of work qualification

: Company’s office and other place according to the decision of company

1.4. Position

:

1.5. Department

:

1.6. Job description : According to the assignment of leaders and labor regulations.

Collective labour agreement and the regulation, the regulations of the relevant company . “Leader” this is the highest management of an array of work.

1.7. Type of the labour contract : After the probationary period, the two sides will review and agree on the signing of the formal labour contract base on the results of the evaluation ò the employee in probation period.

Article 2: Work regime

  1. Time of work : 44 hours/week
  2. The company will be provided equipments/tools depending on your work in details.

Article 3: Obligations and Rights of the Employee :

  1. Rights :
  • Transportation means: Self-sufficed
  • In probation period :
  1. Main basic salary : …. VND
  2. Allowance: Allowances for consciousness and quality of work: complying with the labour regulations, regulation paid, bonus and allowance, collective lobour agreements and the internal regulation of the relevant company on each time . At the time of the contract signed, allowances for consciousness and quality of work calculated maximum by……….. (43% equivalent salary, 30% of the basic salary) of the employee and this allowance will detemined base on the consious,quality and effectiveness of work and base on labour regulations,collective lobour agreements and other regulations of the relevant company

(If the employee is the eligible to receive 100% the level of allowance for consciousness and quality of the work on a month, the total amount employees receive: …………………..000 VND/month)

After probation period :

  1. Main basic salary : …………………. VND.
  2. Allowance include : Allowances for consciousness and quality of work: comply with labour regulations, regulation paid, bonus and allowance ,collective lobour agreements and the internal regulation of the relevant company on each time .At the time of the contract signed,allowances for consciousness and quality of work calculated maximum by ……………. (43% equivalent salary, 30% of the basic salary) of the employee and this allowance will detemined base on the consious,quality and effectiveness of work and base on labour regulations,collective lobour agreements and other regulations of the relevant company .

(If the employee is the eligible to receive 100% the level of allowance for consciousness and quality of the work on a month , the total amount employees receive: …………………..000 VND/month)

  • Method of Payment : Salary to be calculated and paid by Bank transfer/in cash of employee
  • Time of payment : Monthly pay period following to the regulations of the company.
  • Time of overtime : According to the Company’s regulation
    1. Obligations:
  • Strictly follow the instruction of labour rules and regulations in the Company (including: antibribery and corruption policy and labor regulation), Collective Labor Argreement and other regulation of the companies. For this purpose of this regulation, the probationary person verify that he/she has received, read, understood the Labor Regulation ( including antibribery and corruption policy and labor regulation), Collective Labor Argreement.
  • The probationary person has responsiblity for paying the personal income tax (“TNCN”) according to the Law. The company will deduct directly the personal income tax from the monthly income of the probationary to submit to the Tax agency according to the Law.
  • Timely informming the Human Staff Room of the Company of the changes of individual such as family, temporary residence, contact address, qualification, health and other personal information.
  • When the probationary person does the work directlt related to the bussiess’s confidence, technology know how stipulated in the company’s regulation or the law, the Company has rights to negotiate in the new documents discussing the contents and the time on protection and keep secret the confidential techonology, the rights and compensation in the case of violation of the probationary person.
  • Promptly and immediately report to the responsible person or direct superior at detecting risk of occupational accidents and occupational diseases, toxic or dangerous incidents, emergencies and participating to give first aid to casualties and overcome the result of occupational accidents.
  • Completely finish the work as commitment in the Contract and the work assignment of the direct supervisor and Board of Directors.
  • Compensating as the regualtion of the company and the Law.
  • The probationary person agrees that: during the probationary period, the Company or the Board of Directors of the Company may unilaterally terminate this contract by a written notice and he/she does not complain that notice in any case.

ARTICLE 4: RIGHTS OF THE EMPLOYER

  • Manage and assign the probationary person to do the work in the scope of the Contract (arrange and cancel the work)
  • Suspend or terminate this Contract, applying the discipline in accordance with law, collective labor agreements and labor regulations of the company.
  • During the probation period, the probation of the probation person will be supervised by the Company. If the he/she does not meet the requirements, company standards of competency, knowledge, work skills, work behaviors and / or health for the position which she/ he applied for probation and other contents, this contract may be terminated at any time during the probationary period by a written notice of the Company.

ARTICLE 5: GENERAL

  • The contents are not defined in this Contract shall comply with the labor regulations, the collective labor agreements of the Company and the provisions of the law of Vietnam
  • The written notice, the rules and regulations issued by the Company to value the individual, department or the whole company. The work rugulation, work instructions, letter or decision of the Company sent to the probationary person during the probation and all other related documents have been sent to her/him to sign or considered to be the Appendix of this contract and having legal validity for the probationary person.
  • The Appendix of this Contract is in validity as the Contract. The Appendix of the Contract and the labor regulations, Collective labor agreements of the Company is an integral part of this Contract.

– This Contract is made in three (03) originals in Vietnamese of the same legal validity. Each Party shall keep two versions Party A keeps two (2) copies and Party B keep one (1) for implementation.

This contract is made and signed at the Number 7, Bang Lang 1, Vincom Village Eecology Urban Area, Viet Hung Ward, Hanoi city

Hanoi, date……….. month …………….. year 2014

PRPOBATIONARY PERSON

(Sign and full name)

EMPLOYER

(Sign and full name)

General Director

……………………………………………

>&gt Xem thêm: 

2. Quy định luật lao động về hợp đồng thử việc ?

Thưa luật sư, Em có ký hợp đồng thử việc 2 tháng với 1 công ty nhưng khi hết 2 tháng cty nói em chưa đủ năng lực nên thử việc thêm 1 tháng nữa (. Khi hết 1 tháng thử việc tiếp theo công ty vẫn chưa cho ký hợp đồng chính thức nhưng vẫn để em làm mà chưa có hợp đồng gì hết. Vậy em có thể nghỉ mà không bàn giao, không báo trước không? Cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Điều 27về thời gian thử việc:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, Trước hết việc công ty đã ký kết 2 lần hợp đồng thử việc với bạn nên công ty đã vi phạm quy định chỉ được thử việc 1 lần với một công việc.

Điều 7 quy định về thông báo kết quả thử việc:

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

Vậy, do đã hết thời gian thử việc nhưng công ty không thực hiện nghĩa vụ thông báo kết quả về việc làm thử; không thỏa thuận để ký hợp đồng lao động và bạn vẫn tiếp tục thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc nên bạn đương nhiên được làm việc chính thức.

Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động quy định:

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận

Nếu bạn không muốn tiếp tục công việc trong thời gian thử việc hoặc khi đã kết thúc hợp đồng thử việc thì bạn có thể nghỉ việc và không phải báo trước cũng như không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên thỏa thuận.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

3. Nhân viên thử việc có phải chịu trách nhiệm gì không ?

Kính gửi Luật sư – Hiện tại em đang thử việc tại 1 công ty, nhưng em chưa ký bất cứ một hợp đồng thử việc hay học việc nào với công ty cả, nhưng hôm nay vì tính chất công việc nên em có ky tên vào giấy tờ sau + Phiếu xuất kho( của nhà cung cấp) em ký nhận hàng và có xác nhận là chưa thanh toán số tiền là 125 triệu. – Cho em hỏi là nếu em chưa phải là nhân viên chính thức hay là người được ủy quyền thì khi có phát sinh tranh chấp giữa 2 bên trong tất cả các vấn đề kể cả vấn đề em nêu trên thì em có phải chịu trách nhiệm với chữ ký của mình và đền bù thiệt hại hay không ?

Em cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc cho Công ty Xin giấy phép chúng tôi, căn cứ vào thông tin bạn đưa ra chúng tôi xin tư vấn như sau:

quy định:

Tại khoản 3 điều 9 về việc đăng ký sửa đổi kế toán quy định như sau:

3. Đối với chứng từ và sổ kế toán

a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Điều 118. Lập và ký chứng từ kế toán

1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.

3. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

4. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

5. Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.

6. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

7. Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

8. Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

9. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

Phiếu xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí và kiểm tra sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.

Phiếu xuất kho do bộ phận kho hoặc bộ phận quản lý (tùy theo tổ chức, quản lý và quy định của từng loại doanh nghiệp), lập thành 3 liên. Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký và chuyển cho Giám đốc hoặc người ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận phiếu xuống kho nhận hàng.

Sau khi xuất kho thủ kho ghi rõ ngày, tháng, năm xuất kho, cùng người nhận hàng ký và ghi rõ họ tên vào phiếu.

  • Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.
  • Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi vào sổ kế toán.
  • Liên 3: Giao cho người nhận hàng.

Theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 7 có quy định như sau:

Điều 7. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.

Vậy trường hợp của bạn bạn chỉ là nhân viên thử việc của doanh nghiệp và có ký vào phiếu xuất kho của bên khách tới giao hàng nếu bạn trực tiếp là người nhận hàng và ký nhận trên chỉ tiêu người nhận hàng thì hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. tuy nhiên nếu bạn thực hiện ký nhận trên các chỉ tiêu mà bạn không có đủ thẩm quyền hoặc không được ủy quyền của người có thẩm quyền thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền. Về vấn đề ký xác nhận chưa thanh toán số tiền là 125 triệu đồng thì do bạn không nêu rõ là chứng từ gì nên không thể xác định được bạn có vi phạm về hành vi ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền hay không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

4. Nghĩa vụ các bên khi hết thời gian thử việc ?

Xin chào luật sư, Em có một số thắc mắc về lao động. Cụ thể là: Em có xin vào làm cho một công ty tư nhân. ngày vào làm là ngày 08/07/2015, thời gian thử việc là 2 tháng tính từ ngày vào làm. Khi vào làm thì công ty chi trả cho em lương thử việc có 50% so với lương chính thức.

Sau khi hết 2 tháng thử việc thì công ty không ký bất cứ một hợp đồng chính thức nào. ( nhưng trong hợp đồng thử việc có nghi là nếu hết thời gian thử việc sẽ tự chuyển qua giao kết hợp đồng chính thức). Như vậy có đúng luật không? hay bắt buộc phải có một bản hợp đồng chính thức mới và hai bên cùng ký lại?.

– Sau khi hết thời gian thử việc thì công ty không đóng bất cứ một khoản bảo hiểm nào cho em. vậy là đúng hay sai? Trong quá trình làm việc thì công ty thường xuyên bị trễ lương so với thời gian ghi trong hợp đồng thử việc. Đến ngày 02/02/2016 thì em có xin nghỉ do nhà có tang và em có viết mail xin nghỉ đến khi nào em lo xong công việc. Sau khi qua tết thì em nghỉ ngang luôn và không báo trước. thì công ty gửi văn bản yêu cầu em bồi thường hợp đồng. lương trong hợp đồng là 3,4 triệu. vậy khi bồi thường hợp đồng thì dựa vào lương căn bản theo hợp đồng hay lương thực lãnh?

Rất mong nhận được trả lời của luật sư!

Luật sư trả lời:

có quy định:

Điều 29: Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Như vậy, sau khi kết thúc thời gian thử việc không đương nhiên trở thành hợp đồng lao động, mà bắt buộc các bên phải giao kết với nhau một hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.

Ngoài ra, theo thông tin bạn cung cấp, nhận thấy người sử dụng lao động còn có một cái sai nữa là mức lương trả khi thử việc là 50%, bởi cũng theo Bộ luật lao động năm 2012 thì tiền lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

2. Sau thời gian thử việc, cả công ty và người lao động đều có trách nhiệm giao kết với nhau ; việc đóng bảo hiểm xã hội từ thời điểm trước ngày 1/1/2018 phụ thuộc vào việc các bên ký với nhau loại hợp đồng với thời hạn như thế nào (hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên mới phải đóng bảo hiểm). Tuy nhiên, theo tinh thần của Bộ luật lao động thì hợp đồng thời vụ sẽ không thử việc, do đó có thể thấy khi mà đã hết thời gian thử việc thì sau đó hợp đồng lao động được ký kết sẽ là loại hợp đồng: xác định thời hạn (12 tháng đến 36 tháng), không xác định thời hạn; mà với các hợp đồng này thì sẽ phải đóng bảo hiểm; vì vậy việc công ty không đóng bảo hiểm cho bạn là sai pháp luật.

3. Về khoản bồi thường khi chấm dứt trái pháp luật:

Điều 43: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

5. Công ty giữ bằng gốc trong thời gian thử việc có đúng không?

Xin chào luật minh khuê. em có câu hỏi muốn được luật minh khuê hỗ trợ ạ. em xin cảm ơn. đầu tháng 10/2016 em có xin làm kế toán công trình cho công ty đầu tư xây dựng. thời gian thử việc 2 tháng. nhưng sau khi làm việc được hơn một tháng vì lý do gia đình nên e không thể tiếp tục làm việc

Vì thế e viết đơn xin nghĩ việc nhưng quản lý công trình không chịu ký. em bỏ về. hôm sau em lên xin rút bằng gốc về để xin việc khác nhưng công ty không trả. hứa hẹn mãi, với lý do là quản lý chưa ký giẫy tờ nên không giải quyết. em chưa hết thời gian thử việc, chưa ký hợp đồng lao động. vậy trường hợp của e có thể kiện công ty để lấy lại băng gốc không ạ?

>>

Trả lời:

Căn cứ Điều 20 quy định hành vi doanh nghiệp không được làm như sau:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, công ty giữ văn bằng của bạn như vậy là sai quy định của pháp luật, bạn có quyền yêu cầu khởi kiện công ty lên Tòa án lao động thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.

Mức xử phạt công ty quy định tại sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động quy định như sau:

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

……………………………………

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *