Lĩnh doanh thu quảng cáo từ Google adsense gửi tiền về việt Nam có phải đóng thuế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Mình lập nhóm startup khoảng 6 người, hàng tháng đều lĩnh doanh thu quảng cáo từ Google gửi tiền về việt Nam, mình muốn hỏi mình có phải đóng loại thuế như thế nào là ít nhất và khấu trừ chi phí ra sao? Ví dụ mình thu được 300-400 triệu/ tháng thì thuế sẽ như thế nào? Cảm ơn Luật sư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Xin giấy phép.

 

Trả lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 

 

2. Nội dung phân tích:

Theo quy định tại điều 3 của Nghị định 65/2013/NĐ-CP và các khoản thu nhập phải chịu quy định:

Điều 3. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, , bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội;

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề;

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác;

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

– Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có);

– Khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động. Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% đối với khoản tiền phí tích lũy, tiền tích lũy đóng góp quỹ tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;

– Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ;

– Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

– Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;

– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận;

– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

– Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

– Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động;

– Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể;

– Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;

– Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

– Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;

– Khoản cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

a) Tiền lãi cho vay;

b) Lợi tức cổ phần;

c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;

Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.

6. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:

a) Trúng thưởng xổ số;

b) Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức;

c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;

d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của : Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng;

b) Thu nhập từ : Bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

8. Thu nhập từ theo quy định của Luật thương mại.

9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Như vậy, theo điểm a, khoản 1 của điều này thì hoạt động kinh doanh google adsense có thể xem là một hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Hoạt động này phát sinh doanh thu cho tổ chức hoặc cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động kinh doanh này rất khó kiểm soát và hạch toán bằng doanh thu bởi đây không phải là doanh thu thuần của nhà quảng cáo. Phân tích dưới 2 trường hợp cụ thể của nhà quảng cáo:

Trường hợp 1: Nhà quảng cáo là cá nhân

– Đây là một trong những trường hợp phổ biến nhất tại Việt Nam, khi các cá nhân khởi tạo và phát triển các trang web để có thể cài đặt mã quảng cáo google adsense qua đó có doanh thu cho cá nhân mình.

+ Vậy theo căn cứ pháp luật có thể thu thuế của họ không ?

=> Câu trả lời là: Có.

+ Vậy thu thuế thu nhập của họ được xác định thế nào ? Bằng số tiền Google adsense thanh toán cho nhà quảng cáo chăng?

=> Câu trả lời là: Không thể xác định doanh thu thuần từ việc thanh toán từ Google adsense bởi lẽ. Để có được doanh thu thì nhà quảng cáo phải đầu tư rất nhiều: thiết kế Website; đăng ký tên miền; phát triển nội dung thậm chí bỏ tiền quảng cáo google adwords… và trong một khoảng thời gian không hề ngắn mới có thể phát sinh doanh thu. Vậy những chi phí trên phải được hạch toán và khấu trừ vào khoản doanh thu trước khi nộp thuế mới thỏa đáng và chính xác. Tuy nhiên, với mỗi cá nhận việc kê khai và hạch toán những khoản chi phí kể trên quả không dễ dàng chút nào ?

+ Quản lý khoản doanh thu như thế nào từ các cá nhân ?

– Theo chu kỳ thanh toán của google thì từ ngày 22-23 tháng sau sẽ thanh toán khoản tiền doanh thu của tháng trước. Trên thực tế các cơ quan quản lý nhà nước không thể hoặc chưa thể kiểm soát được các khoản doanh thu nhỏ lẻ thông qua chuyển khoản (hoặc thanh toán western union). Như vậy, không kiểm soát được thì rất khó để áp thuế và thu thuế. Trên thực tế nhà quảng cáo có muốn đến cơ quan thuế nộp khoản tiền này thì cũng khá khó khăn vì không biết áp thế nào cho đúng? Như thế dẫn đến một hiện trạng là tất cả các nhà quảng cáo vô tình . Do chính sách quản lý không rõ ràng, chưa đồng nhất.

Trường hợp 2: Nhà quảng cáo là tổ chức

Google đòi hỏi khá cao để trờ thành đối tác (Google Partners) không phải tổ chức nào cũng có thể trở thành GOOGLE PARTNERS vì qua một quy trình chặt chẽ với yêu cầu về trình độ và thị trường.

Nếu trở thành Partners thì mọi chuyện trở nên đơn giản và hợp pháp vì google vẫn xuất hóa đơn điện tử cho các đối tác (Việt nam công nhận và cho phép sử dụng hóa đơn này để xác định doanh thu và chi phí).

Nhà quảng cáo không phải Google Partners thì google vẫn xuất hóa đơn, chứng từ điện tử cho hoạt động thanh toán nhưng cũng thật khó để kê khai và trên thực tế các doanh nghiệp này vừa và nhỏ nên cũng không biết phải kê khai thế nào cho đúng nên gần như họ để ngoài chứng từ sổ sách cho các chi phí quảng cáo google ad và các khoản doanh thu này.

Vì vây, trong thời gian tới cùng với sự phát triển của thị trường các nhà quản lý cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

Trân đây là một số chia sẻ của Xin giấy phép rất mong chi sẻ sẽ giúp ích bạn trong quá trình phát triển. Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận về thuế: 0899456055 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *