Không hỗ trợ sau khi gây suy giảm sức lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật Minh Khuê! Tôi muốn nhờ Luật sư hỗ trợ tư vấn cho tôi về việc bồi thường dân sự do gây thương tích. Vì bản thân tôi bị bỏng 20% do người khác gây ra cho tôi. Và kể từ khi ra viện đến nay đã 2 tháng thì bệnh tình của tôi vẫn chưa khỏi. Cánh tay phải không hoạt động bình thường, mặt bị ảnh hưởng nặng, vùng bụng cũng chưa khỏi. Tôi phải phải dùng rất nhiều loại thuốc, thường xuyên phải đi viện kiểm tra, rất tốn kém.

Trong khi mình mất đi khả năng lao động và tốn kém về kinh tế thì tôi có yêu cầu gia đình người gây thương tích cho tôi hỗ trợ tôi về kinh tế để tôi chữa trị. Nhưng gia đình đó thờ ơ và còn thách thức tôi rằng có đưa ra pháp luật thì họ có mất tiền hoặc cũng có thể chẳng mất tiền. Vậy tôi nhờ bên luật sư tư vấn giúp tôi xem tình huống thiếu trách nhiệm này tôi nên sử trí thế nào. Nếu tôi nhờ đến pháp luật thì liệu tôi có được bù đắp hay không hoặc người gây bỏng cho tôi có bị truy tố hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty tư vấn giúp tôi!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục, xin giấy phép.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

;

của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

2. Luật sư tư vấn:

Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Ngoài ra việc bồi thường còn được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:

Theo quy định tại mục II.1 của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: (1) chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; (2) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; (3) chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; (4) chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc; (5) khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Như vậy, bạn có quyền được hưởng những khoản bồi thường nói trên nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Nếu như bên gây tai nạn không chịu chi trả khoản bồi thường thiệt hại đối với bạn, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Bên cạnh đó, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 593 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

“1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống”.

Trên đây là ý kiến để cá nhân, tổ chức tham khảo, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *