Không hạch toán tiền thu được vào hệ thống tài chính sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào các luật sư, các luật sư tư vấn cho tôi sự việc sau: Giám đốc một đơn vị sự nghiệp lấy thu bù chi và được hỗ trợ một phần NSNN. Giám đốc đã tự ý cho thuê mặt bằng các nhà vệ sinh (các nhà vệ sinh này nằm trong hạng mục công trình của nhà nước, được hình thành từ nguồn NSNN phục vụ người dân miễn phí).

 

Khoản tiền thu được từ năm 2009-2014: 6.574.000.000 đồng, để ngoài sổ sách không hạch toán vào hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính hàng năm; giao cho Công đoàn quản lý, sử dụng, trong đó có chi cho cán bộ công nhân viên vào các ngày Lễ, Tết: trên 5 tỷ, còn lại là các khoản chi sai nội dung k hợp lệ. Hỏi hành vi của ông Giám đốc đã vi phạm những quy định của Luật nào, số tiền thu trái quy định đã được chi cho cán bộ công nhân viên có phải thu hồi không. Căn cứ xử lý và thu hồi, hình thức xử lý kỷ luật ? Cảm ơn luật sư!

 

:

Thưa quý khách hàng ! Công ty Luật MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của anh liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

 ();

 

;

;

;

;

;

;

.

2. Giải quyết vấn đề:  

2.1. Xét hành vi vi phạm

Theo như dữ liệu anh cung cấp, Giám đốc đã tự ý cho thuê mặt bằng các nhà vệ sinh (các nhà vệ sinh này nằm trong hạng mục công trình của nhà nước, được hình thành từ nguồn NSNN phục vụ người dân miễn phí) là sử dụng trái với quy định và khoản tiền thu được từ năm 2009-2014: 6.574.000.000 đồng, để ngoài sổ sách không hạch toán vào hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính hàng năm; giao cho Công đoàn quản lý, sử dụng, trong đó có chi cho cán bộ công nhân viên vào các ngày Lễ, Tết: trên 5 tỷ, còn lại là các khoản chi sai nội dung không hợp lệ còn nhiều vướng mắc.

Thứ nhất, hành vi vi phạm của Giám đốc đơn vị sự nghiệp

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2005, đây là hành vi tham nhũng: “9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.”

Nội dung này được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng như sau:

2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;

b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;

c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.”

Và thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 6 Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước….”.

Thứ hai, hành vi vi phạm của Kế toán đơn vị sự nghiệp

Theo Điều 5 Theo Luật kế toán 2003 thì người giữ chức vụ Kế toán của đơn vị sự nghiệp vi phạm nhiệm vụ của kế toán:

Điều 5. Nhiệm vụ kế toán

1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Và thuộc hành vi nghiêm cấm theo luật này:

Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.

2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.

Có thể trường hợp này, Giám đốc đơn vị sự nghiệp đã thống nhất với kế toán để dẫn đến việc vi phạm quy định về chế độ kế toán của đơn vị. Vậy nên Kế toán đơn vị phải liên đới chịu trách nhiệm về nội dung đã vi phạm. Tuy nhiên, phải xét đến mục đích của việc kê khai không đúng về sổ sách kế toán là nhằm thực hiện hành vi tham nhũng nêu trên. Vì vậy, cần xử lý, truy cứu Giám đốc đơn vị về hành vi tham nhũng.

2.2 Về việc Giám đốc đơn vị giao cho công đoàn và các cán bộ công nhân viên vào các ngày lễ tết trên 5 tỷ thì được giải quyết như sau:

Theo Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế. mục II. Khoản 2. quy định: Kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ:

2.2.1. Nội dung các khoản chi thường xuyên của đơn vị bao gồm:

– Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn theo quy định; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn theo quy định cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí; chi phí chuyên môn phục vụ công tác thu phí; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí lệ phí.

– Chi cho các hoạt động dịch vụ (không bao gồm hoạt động liên doanh, liên kết thành lập tổ chức riêng), gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định; nguyên, nhiên vật liệu, lao vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức (trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp thì lãi tiền huy động không được tính vào chi phí); chi các khoản thuế  phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).

Như vậy, các khoản chi của giám đốc chi cho công đoàn và cán bộ công nhân viên là đúng với nội dung được chi thường xuyên theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những khoản chi sai chưa đúng mục đích, không được công khai rõ ràng sẽ bị tịch thu, và hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước về sử dụng nguồn thu của các đơn vị theo quy định của pháp luật.

2.2.2.   Hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm

Theo quy định tại Điều 69 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 vè xử lý đối với người có hành vi tham nhũng như sau:

Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng

Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Căn cứ Điều 7 Nghị định hợp nhất số 03/NĐHN-BNV được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 211/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử lý kỷ luật như sau:

Điều 7. Hình thức xử lý kỷ luật

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:

1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân”.

Ngoài ra, người đứng đầu tổ cơ quan bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009:

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước  về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm  đến năm  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c)  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ  một  năm đến năm năm.”

Trân trọng cám ơn,

Bộ phận tư vấn Pháp luật thuế – Công ty Luật TNHH Minh Khuê.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *