Không có giấy đăng ký kinh doanh vận tải có bị xử phạt không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quy định về mức xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh vận tải ? Điều kiện, hồ sơ, trình tự đăng ký cấp giấy phép kinh doanh vận tải là gì ? và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được xin giấy phép giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Không có giấy đăng ký kinh doanh vận tải có bị xử phạt không ?

Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn, Tôi có chiếc xe tải 1 tấn chở hàng tạp hóa giao cho các đại lý bán lẻ mỗi lần chở có tý hàng. Khi gặp cảnh sát giao thông các anh hỏi tôi về giấy phép kinh doanh vận tải tôi không có và cảnh sát giao thông đòi sử phạt tôi lỗi đó là 3 triệu. Như vậy là đúng hay sai ? Xe của tôi có cần phải đăng ký kinh doanh vận tải không ?

Xin cảm ơn luật sư !

Trả lời:

Trong trường hợp này là anh kinh doanh lưu động chuyên trở hàng hóa nhỏ lẻ từ nơi này đến nơi khác thì sẽ đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại điều 66 hướng dẫn về hộ kinh doanh cá thể.

“Điều 66. Hộ kinh doanh

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừtrường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.

Căn cứ vào quy định trên thì những ngành nghề kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định, Kinh doanh lưu động thì không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh vận tải của anh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì anh phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô nên bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Ở đây cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu kiểm tra giấy đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô của anh tuy nhiên không có thẩm quyền xử phạt với lý do sau :

Theo quy định tại điều 20 :

“Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

3. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Căn cứ vào khoản 2 điều 20 thì nếu xe của anh là xe vận tải trọng dưới 3.5 tấn thì lộ trình cấp giấy đăng ký kinh doanh vận tải này là trước này 01/7/2018 thì sẽ bạn phải xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô. Nếu sau thời điểm này mà các bên chưa có giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vì ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa đối với các phương tiện có tải trọng nhỏ hơn 3.5 tấn mới bắt buộc có giấy đăng ký kinh doanh từ thời điểm nghị định 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực.

Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh này là sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Còn đối với thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh thì sẽ được áp dung theo các quy định tại điều 71 nghị định 78/2015/NĐ-CP.

“Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh”.

Những điều cần lưu ý: Do đó trong trường hợp này thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ bị nhắc nhở mà sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều d khoản 4 điều 28 nghị định 171/2013/NĐ-CP vì trường hợp của bạn là bắt buộc phải có giấy kinh doanh vận tải bằng ô tô là bắt đầu từ ngày nghị định 86/2014/NĐ -CP có hiệu lực đối với những cơ sở kinh doanh vận tải nhỏ lẻ.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Qui định mới về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” được hiểu là việc sử dụng xe ô tô vận tải hành khách, hàng hóa có thu tiền.

Qui định mới về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Điều kiện chung để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và vận chuyển bằng xe ô tô là :

– Đăng ký kinh doanh.

– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

– Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với xe thuê.

– Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

– Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Người điều hành hoạt động của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;

– Có nơi đỗ xe : Nơi đỗ xe có thể thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;

Các hình thức kinh doanh

1. Tuyến cố định

Xác định bến đi, bến đến. Lịch trình, hành trình phù hợp và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. Gồm tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 trở lên.

Doanh nghiệp được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố. Đối với tuyến mới, doanh nghiệp được và phải đăng ký mở tuyến mới. Thời gian khai thác thử là 06 (sáu) tháng. Chỉ những doanh nghiệp đã tham gia khai thác thử mới được tiếp tục khai thác trong thời gian 12 (mười hai) tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến;

Trong kinh doanh tuyến cố định, xe ô tô của doanh nghiệp phải có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng phù hợp.

2. Xe buýt

Theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 ki lô mét.
Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000 m;

Xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định.

3. Xe taxi

Hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe). Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch. Ngoài ra, Doanh nghiệp phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.

4 &5. Theo hợp đồng và Vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

Lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản. Theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm. Và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

6. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Taxi tải : là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải dưới 1.500 kg để vận tải hàng hóa; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng : là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng. Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ. Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.

Vận chuyển hàng nguy hiểm : tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Trách nhiệm trong việc bồi thường hàng hoá hư hỏng, mất mát, thiếu hụt:

– Thực hiện theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.

– Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng vận tải việc bồi thường hàng hoá hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hoá thì mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng Việt Nam cho một ki lô gam hàng hoá bị tổn thất đối với hàng hoá không đóng trong bao, kiện hoặc không vượt quá 7.000.000 đồng Việt Nam cho một bao, kiện hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa đóng trong bao, kiện.

có hiệu lực từ ngày 15-12-2009 và thay thế Nghị định 110/2006 trước đây.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: ;

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho các đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định mới nhất của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải năm 2018

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1 Điều 21 về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh:

“Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)”.

Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn dựa vào loại hình kinh doanh vận tải mà mình muốn thực hiện để chuẩn bị những giấy tờ phù hợp theo quy định trên nộp cho cơ quan có thẩm quyền để có thể được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

Về thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 22. Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện“.

Như vậy, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện như sau:

+) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

+) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Không kinh doanh vận tải có bắt buộc gắn hộp đen cho xe tải không ?

Công ty tôi có một chiếc xe tải mang trọng tải 1,7 tấn dùng để chở hàng cho công ty. Công ty tôi không kinh doanh dịch vụ vận tải thì chiếc xe tải này của Công ty tôi theo quy định của pháp luật chiếc xe này của tôi có phải gắn hộp đen hay không. Rất mong bên Minh Khuê giải đáp giúp tôi ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo Điều 3 quy định:

“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn kháctrong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Theo Điều 14 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định:

“1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.

3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.”

Căn cứ theo các điều khoản nêu trên thì tuy Công ty bạn không đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải nhưng công ty bạn có sử dụng xe ô tô này vào vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Đây được gọi là kinh doanh vận tải với doanh thu gián tiếp nên công ty bạn sẽ phải gắn thiết bị định vị giám sát trước ngày 1 tháng 7 năm 2018.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *