Khai báo tạm vắng tại nơi tạm trú có được không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Hiện tại con trai tôi đang làm hồ sơ visa đi du học nước ngoài thời hạn trên 3 năm. Bên hồ sơ yêu cầu con trai tôi cung cấp giấy báo tạm vắng. Con trai có làm việc xin khai báo tạm vắng tại nơi tạm trú.

Nhưng họ không giải quyết, kêu xin tạm vắng thì phải về nơi thường trú để xin, bên tạm trú không cung cấp giấy này được, mặc dù thấy trong form khai tạm vắng họ vẫn để cho mình hai trường hợp tạm trú/ tạm vắng. Vậy trường hợp của con trai tôi, đang tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh thì phải về nơi thường trú trong sổ hộ khẩu xin hay sao ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời:

Trước hết thay mặt bộ phận công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

1. Đối tượng phải khai báo tạm vắng

Theo Điều 32 quy định các trường hợp phải khai báo tạm vắng:

– Bị can, bị cáo đang tại ngoại;

– Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

– Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo;

– Người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế;

– Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

– Người trong độ tuổi làm , dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

Như vậy, trong trường hợp của con trai bạn,con trai bạn đang trong độ tuổi làm mà đi du học 3 năm thì phải có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Thủ tục khai báo tạm vắng

– Theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú, Người có trách nhiệm khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng. Theo đó, pháp luật quy định khai báo tạm vắng tại Công an nơi cư trú mà nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nên trong trường hợp này, con bạn hoàn toàn có thể khai báo tạm vắng tại nơi tạm trú, nên việc cơ quan công an nơi con bạn tạm trú từ chối cấp phiếu tạm vắng cho công dân là không đúng quy định.

Trong đó lưu ý một số trường hợp sau:

+ Người khai báo tạm vắng thuộc khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó.

+ Người khai báo tạm vắng theo khoản 2 Điều 32 Luật Cư trú thì thời hạn tạm vắng do người đó tự quyết định.

– Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.

– Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).

3. Trường hợp không khai báo tạm vắng thì có bị xử phạt không?

Theo Điều 8 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Vì vậy, nếu không khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 8 với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *