Kết quả giám định pháp y như vậy có đúng không? giám định lại thì hết bao nhiêu?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư Minh Khuê, tôi có một vấn đề mong Luật sư giải đáp : Vào ngày 03 tháng 7 năm 2015 ba tôi đi xe đạp bị xe máy tông vào bánh xe sau làm ba tôi ngã xuống đường .

Mục lục bài viết

Gia đình tôi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện và đã được bác sĩ cho làm các xét nghiệm lâm sàng, với chẩn đoán ba tôi bị chấn thương sọ não (tụ máu dưới màng cứng ), gãy xương cẳng tay phải, gãy cung tiếp gò má phải, rách vùng da đầu ,dập môi dưới ,gãy 01 răng trước hàm dưới và nhiều vết thương khác Bản thân ba tôi có mắc bệnh tim nhưng vẫn uống thuốc duy trì .Trong lúc tai nạn đó thì ba tôi bị hôn mê sâu, liệt toàn thân và tứ chi và nằm viện điều trị hơn 01 tháng thì ba tôi mất. Công an có yêu cầu giám định pháp y thì tỷ lệ thương tật chỉ có 51% còn lại là do ba tôi bị bệnh tim.Vậy việc giám định pháp y như vậy có đúng không ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Kết quả giám định pháp y như vậy có đúng không? có phải giám định lại hay không?

>> Luật sư tư vấn giám định tư pháp theo luật, gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Gíam định tỷ lệ thương tật, cách xác định tỷ lệ thương tật?

Theo quy định tại nguyên tắc, phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định như sau:

Về nguyên tắc giám định

– Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên đối tượng cần giám định,

– Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện qua (trên) hồ sơ trong trường hợp người cần được giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Khi giám định qua hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở giới hạn thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT

– Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

Tổng tỷ lệ % TTCT của một người không vượt quá 100%. Mỗi tổn thương cơ quan của cơ thể và mỗi di chứng do tổn thương này gây ra chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp tổn thương cơ quan này nhưng gây biến chứng ở cơ quan thứ hai đã được xác định, thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do di chứng tổn thương trên cơ quan thứ hai. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến hai chữ số. Ở kết quả cuối cùng làm tròn số để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).

Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể hoặc cơ quan cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với cơ quan hoặc bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của đối tượng giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT

Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

– T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;

– T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

– T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

– Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 tổn thương:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;

– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;

– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại từ 61-65%, giám định viên có thể đáng giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

– T2 = (100 – 63) x 41/100 % = 15,17 % (kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).

– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông D được tính là:

– T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83%.”

Do ba bạn bị bệnh tim nên khi bị tai nạn giao thông có thể sẽ kéo theo triệu chứng của căn bệnh này gây ra. Khi giám định thương tật thì cơ quan giám định pháp y sẽ xác định phần tổn thương cơ thể do tai nạn gây ra và do bệnh của ba bạn gây ra. Và theo như thông tin bạn đã cung cấp thì tỷ lệ thương tật của ba bạn do tai nạn là 51%.

Để biết thêm thông tin về tỷ lệ thương tật của ba bạn thì bạn có thể tham khảo chi tiết tại bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể áp dụng trong giám định y khoa ban hành kèm theo

Nếu như kết quả giám định không khách quan thì gia đình bạn có quyền yêu cầu giám định lại thương tật cho ba bạn. Theo điều 210,211,212

2.2 Gíam định bổ sung và giám định lại, trưng cầu giám định?

Giám định bổ sung

Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:

– Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;

– Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.

– Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.

– Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.

Giám định lại

– Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

– Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Giám định lại trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Đồng thời theo quy định tại Điều 205 quy định về trưng cầu giám định:

Trưng cầu giám định

– Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

– Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

Nội dung yêu cầu giám định;

Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Do ba bạn đã mất nên mặc dù nguyên nhân do tai nạn cho nên người gây ra tai nạn vẫn phải bồi thường nếu như tai nạn gây thiệt hại cho tính mạng của người khác :

2.3 Mức bồi thường được xác định như thế nào? có bị khởi tố hình sự hay không?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp , luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của ;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Người gây tai nạn còn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *