Xin chào xin giấy phép ! Công ty tôi mới thực hiện nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định. Luật sư có thể hướng dẫn tôi hạch toán sổ sách kế toán khi nâng cấp, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không ? xin cảm ơn !
Mục lục bài viết
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của
>>
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Hạch toán kế toán về tài sản cố định
a. Ghi tăng tài sản cố định :
Căn cứ vào hóa đơn mua tài sản cố định :
Nợ tài khoản 211: giá chưa gồm thuế GTGT
Nợ tài khoản 1332 : thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ ( nếu có )
Có tài khoản 112/ tài khoản 331…
Nếu có các chi phí liên quan để tài sản cố định đi vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, thì căn cứ vào chứng từ của loại chi phí để hạch toán tiếp :
Nợ tài khoản 211: giá chưa gồm thuế GTGT
Nợ tài khoản 1332 : thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ ( nếu có )
Có tài khoản 112/tài khoản 331/ tài khoản 111
Chú ý : Mua bộ phận, dây chuyền : nhiều lần mới đủ các bộ phận để đưa Tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
Mỗi lần mua :
Nợ tài khoản 2411 : mua sắm TSCĐ
Nợ tài khoản 1332
Có tài khoản 112/ tài khoản 331
Khi đã đủ các bộ phận và đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng kế toán ghi tăng tài sản cố định:
Nợ tài khoản 2111
Có tài khoản 2411 : giá trị của tất cả các lần mua các bộ phận trước đó
2. Trích khấu hao tài sản cố định
Cuối mỗi tháng căn cứ vào số khấu tài sản cố định đã được xác định trên bảng tính khấu hao tài sản cố định, kế toán hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định – chi tiết cho từng bộ phận sử dụng tài sản cố định ( căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định cho bộ phận sử dụng )
Nợ tài khoản 6422 – nếu bộ phận quản lý doanh nghiệp sử dụng TSCĐ
Nợ tài khoản 6421 – nếu bộ phận bán hàng sử dụng TSCĐ
Nợ tài khoản 154 – nếu bộ phận sản xuất sử dụng TSCĐ
Có tài khoản 214 – Giá trị khấu hao tài sản cố định
3. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định :
Nâng cấp tài sản cố định : Là hoạt động cải tạo, xây lắp trạng bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao công suất chất lượng sản phẩm tính năng tác dụng của tài sản cố định so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định. Đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước
Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Hạch toán ghi sổ kế toán :
Khi phát sinh chi phí nâng cấp tài sản cố định hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi :
Nợ tài khoản 241 – xây dựng cơ bản dở dang
Nợ tài khoản 1332 – thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có )
Có các tài khoản 112/ 152/ 331/ 334…
Khi công việc nâng cấp tài sản cố định hoàn thành đưa vào sử dụng : Nếu thỏa mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình :
Nợ tài khoản 211 – tài sản cố định hữu hình
Có tài khoản 241 – xây dựng cơ bản dở dang
Sửa chữa tài sản cố định : là việc duy tu bảo dưỡng tài sản cố định, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu tài sản cố định. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà vệc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ
Hạch toán ghi số kế toán :
Trường hợp 1 : nếu chi phí sửa chữa tài sản cố định nhỏ. Hạch toán trực tiếp vào chi phí sửa chữa vào kỳ phát sinh hỏng tài sản cố định
Nợ tài khoản 154 – nếu tài sản cố định hỏng do bộ phận sản xuất sử dụng
Nợ tài khoản 6421 – nếu tài sản cố định hỏng do bộ phận bán hàng sử dụng
Nợ tài khoản 6422 – nếu tài sản cố định hỏng do bộ phận quản lý doanh nghiệp sử dụng
Nợ tài khoản 1331 (nếu có)
Có tài khoản 111/ 112/ 331
Trường hợp 2 : nếu chi phí sửa chữa lớn. Phải thực hiện phân bổ cho nhiều tháng nhưng thời gian phân bổ chi phí này không được quá 3 năm.
Nợ tài khoản 242
Nợ tài khoản 1331 (nếu có )
Có tài khoản 111/ 112/ 331
Cuối mỗi tháng phải phân bổ chi phí sửa chữa này, căn cứ vào bộ phận sử dụng tài sản cố định đã phát sinh sửa chữa :
Nợ tài khoản 154
Nợ tài khoản 6421
Nợ tài khoản 6422
Có tài khoản 242
4. Thanh lý , nhượng bán tài sản cố định
Trường hợp thanh lý tài sản cố định : Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định : tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xết thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết liên quan theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ liên quan đến nhượng bán tài sản cố định.
Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định : Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải
– Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định
– Ra quyết định thanh lý
Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính : Lập biên bản thanh lý TSCĐ theo chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng. Biên bản được thành lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Hạch toán ghi số kế toán : Căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, khi chuyển giao tài sản cố định thanh lý, nhượng bán cho người mua doanh nghiệp phải xuất hóa đơn ghi nhận thu nhập từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Nợ các tài khoản 111/ 112/ 131…
Có tài khoản 711 – thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT )
Có tài khoản 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Căn cứ biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán :
Nợ tài khoản 214 –hao mòn tài sản cố định 2141 (giá trị đã hao mòn)
Nợ tài khoản 811 – chi phí khác (giá trị còn lại )
Có tài khoản 211 – tài sản cố định hữu hình (nguyên giá )
Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán tài sản cố định được phản ánh vào bên nợ tài khoản 811 chi phí khác.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê