Hướng dẫn hạch toán công cụ dụng cụ tài khoản 153 và tài khoản 242 theo luật hiện hành

Xin chào luật sư DV Xingiayphep! Tôi đang hạch toán sổ sách về công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất của doanh nghiệp. Luật sư có thể phân tích cách sử dụng tài khoản 153 và 242 được không ạ ? xin cảm ơn Luật sư !

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Luật sư tư vấn:

1. Tài khoản 154 Công cụ dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy cong cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu.

Lưu ý : công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh

Trường hợp công cụ dụng cụ bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào tài khoản 242 – chi phí trả trước và phân bổ dần vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận sử dụng.

Kết cấu tài khoản 153 : tăng bên nợ – giảm bên có

Bên nợ :

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn. Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho. Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê. Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Bên có :

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn. Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng. Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê. Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tốn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ )

Số dư bên nợ :

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.

2. Tài khoản kế toán liên quan 242- chi phí trả trước

Tài khoản 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau

Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm ;

– Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động tài sản cố định (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho hàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và tài sản cố định khác ) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều kỳ kế toán

– Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động có giá trị lớn, được phân bổ theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Chi phí mua các loại bảo hiểm và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán.

– Công cụ dụng cụ bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán

– Lãi tiền vay trả trước cho nhiều kỳ kế toán

– Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không được thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phân bổ theo pháp luật hiện hành

– Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn phát triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu được phân bổ dần theo quy định của pháp luật hiện hành

– Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại kỳ báo cáo.

Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại chi phí trả trước là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại tài khoản 413- chênh lệch tỷ giá hối đoái.

3. Phương pháp hạch toán

a ) Mua công cụ dụng cụ nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh :

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :

Nợ tài khoản 153 – công cụ dụng cụ (giá chưa có thuế GTGT )

Nợ tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ ( số thuế GTGT đầu vào ) ( TK 1331)

Có các tài khoản 111/ 112/ 141/ 331 …( tổng giá thanh toán )

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT

Nợ tài khoản 153 – công cụ, dụng cụ (tổng giá thanh toán )

Có các tài khoản 111/ 112/ 331…(tổng giá thanh toán )

b ) Xuất công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh

Nếu giá trị công cụ, dụng cụ liên quan đến một kỳ kế toán được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ghi :

Nợ tài khoản 6421 – chi phí bán hàng

Nợ tài khoản 6422 – chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có tài khoản 153 – công cụ, dụng cụ

Nếu giá trị công cụ, dụng cụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi :

Nợ tài khoản 242 – chi phí trả trước

Có tài khoản 153 công cụ, dụng cụ

Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần cho từng kỳ kế toán, ghi :

Nợ các tài khoản 6421/ 6422/ 154 – theo bộ phận sử dụng công cụ, dụng cụ

Có tài khoản 242 – chi phí trả trước

c ) Đối với công cụ dụng cụ không cần dùng :

Khi thanh lý, nhượng bán công cụ dụng cụ kế toán phản ánh giá vốn, ghi :

Nợ tài khoản 632 – giá vốn hàng bán

Có tài khoản 153 công cụ, dụng cụ

Kế toán phản ánh doanh thu bán công cụ, dụng cụ, ghi :

Nợ các tài khoản 111/ 112/ 131…

Có tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)

Có tài khoản 333 ( thuế và các khoản phải nộp nhà nước )

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *