Hướng dẫn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung theo luật đất đai ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định của pháp luật dân sự, luật đất đai thì khi một bất động sản bị bất động sản khác bao bọc có nghĩa vụ mở ngõ đi chung và thỏa thuận về mức phí để mở lối đi chung, nhưng trên thực tiễn những tranh chấp về lối đi chung lại khá phổ biến và phức tạp:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung theo luật đất đai ?

Thưa luật sư, Tôi và nhà hàng xóm có một ngõ đi chung đã nhiều năm nhưng trên đất đai (sổ đỏ) tôi thấy không thể hiện phần ngõ đi này. Mới đây họ còn có ý định xây lấn ra một phần ngõ đi chung. Vậy tôi phải làm sao ? Khỏi kiện được không ?

Xin luật sư tư vấn.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung theo luật đất đai ?

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi chungẢnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn luật trực tuyến của Công ty Xin giấy phép. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Do thông tin bạn cung cấp không nói rõ trên sổ đỏ đã thể hiện lối đi chung này hay chưa nên có thể đây là lối đi chung của 4 gia đình. Để xác định lối đi này là lối đi chung hay không thì cần xem xét nguồn gốc lối đi và các giấy tờ, hồ sơ địa chính được lưu trữ cũng như các văn bản thỏa thuận về lối đi chung của những người chủ trước khi chuyển nhượng lại cho gia đình bạn và gia đình hàng xóm. Bạn có thể đến UBND xã/phường để yêu cầu được xem bản đồ địa chính xã/ phường nơi bạn sinh sống.

Nếu trong sơ đồ địa chính thể hiện đây là lối đi chung của cả 4 gia đình thì việc họ xây nhà như thế không vi phạm pháp luật về xây dựng.

Trường hợp hồ sơ địa chính, giấy tờ đều thể hiện nhà hàng xóm không có lối đi chung đó thì họ có thể thỏa thuận với các gia đình khác để gia đình họ cùng sử dụng lối đi chung đó.

Điều 275 quy định:

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể làm đai nộp tại UBND xã, phường, thị trấn với mẫu đơn như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng…. năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai)

Kính gửi: UBND xã (phường, thị trấn)……………

Tên tôi là: Sinh năm

CMND số: Ngày cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ nơi ở:

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): …………………….. Địa chỉ tại:………………………………………

Nội dung vụ việc như sau:

Gia đình tôi có thửa đất tại thôn……..xã……..được cấp GCNQSDĐ ngày tháng năm tờ số………tại thửa………… diện tích………….Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm ………đến nay. Trước phần đất nhà tôi là lối đi chung với nhà các ông/bà……………Lối đi này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là lối đi chung của 3 nhà. Nay ông/bà ……….. nói rằng họ cũng có lối đi chung đó.

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã …………. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông/ bà ……….. trú tại …………….để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Cụ thể:

– Yêu cầu UBND xã tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất để xác định phần đất của các bên.

Kính mong quý cơ quan sớm xem xét giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu gửi kèm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– ……………………..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung ?

Thưa luật sư, nhà tôi ở phường 11, quận bình thạnh trong 1 con hẻm gần xí nghiệp may, nhà tôi nằm ở trong cùng con hẻm.

Hiện tại có 2 lối đi từ đường chính vào nhà tôi: 1 lối đi vừa phải (đủ 1 xe từ trong ra và 1 xe từ ngoài đường chính vào) và 1 lối đi nhỏ hơn (chỉ vừa 1 xe từ đường chính vào hoặc từ trong đi ra ). Tuy nhiên hiện nay lối đi ở đường lớn hơn khi còn cách nhà tôi chừng 10 mét thì có 1 số hộ dân thường tụ tập ngồi ăn uống, nhậu nhẹt choáng hết 80% – nghĩa là nếu muốn đi đường này thì phải lách qua họ rất khó khăn). Buổi tối khi đi về, tôi hay bật đèn xe (từ đường chính vào) và khi họ tụ tập như vậy thì chắc chắn ánh đèn xe sẽ chiếu trúng họ, thỉnh thoảng tôi vẫn bị lời qua tiếng lại, gây khó khăn, bắt tắt đèn xe, trong khi như vậy sẽ gây nguy hiểm cho tôi và người từ trong hẻm đi ra. Tôi muốn hỏi là có quy định nào xử phạt về lấn chiếm lối đi như thế này ko. Và khi tôi bật đèn xe chạy trong hẻm buổi tối thì có sai luật không. Xin cám ơn.

Người gửi : Nguyen Vuong

– Nguyen Vuong

>> Luật sư trả lời:

3. Tranh chấp lối đi chung đối với các hộ đồng sở hữu ?

Chào cty luật minh khuê, em có mua căn nhà liền kế ở nhơn đức nhà bè ở dc 1 năm nay. Đất em ở thuộc đồng sở hữu của 6 hộ. Riêng 4 hộ sẽ sử dụng lối đi chung là đi ngang nhà em. Sau khi ở 1 năm nay thì do nhà kế bên có 1 người bị tâm thần thường xuyên qua làm phiền để đảm bảo an toàn vợ chồng em quyết định xây 1 cổng rào ra bên ngoài 1. 8m, vẫn chừa lối đi chung là 2m cho 3 hộ còn lại. Nhà thứ 3 đòi kiện tụng nhà em và ko cho nhà em xây cổng rào này lên ko rõ lý do. Việc thường xuyên quấy rối đe dọa này khiến vợ chồng em không thoải mái. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp này nhà thứ 3 có quyền kiện ko với lý do gì. Và nhà em nên xử lý thế nào ?

Cám ơn luật sư.

– Trần Thanh Ma

>> Luật sư trả lời:

4. Tư vấn tranh chấp lối đi chung và hành hung người gây thương tích ?

Hiện tại ba mẹ em có 1 mảnh đất (đất trồng cây lâu năm) theo giấy tờ xã là mảnh đất này có lối đi chung với 2 hộ khác. Nhưng 1 hộ đã có lối đi khác nên giờ lối đi còn 2 hộ sử dụng. Tuy nhiên, cuối năm 2015 hộ kia tiến hành xây tường rào kín nhà em không có lối đi. Nhà em đã làm đơn tố cáo lên xã

Xã có yêu cầu nhà kia dỡ bỏ nhưng sau nhiều lần nhà kia vẫn không chịu dỡ bỏ và nói nhà họ thiếu đất phải tính cả lối đi chung này mới đủ. Xã lại làm biên bản khác nói nhà em dỡ bỏ 3m làm lối đi tạm thời chờ giải quyết tiếp. Nhưng chỉ có 3m đi lại khó khăn nên nhà em đã đập bỏ hết bức tường trên ngõ chung đó. Khi bắt đầu đập hộ kia là 1 phụ nữ đã lấy 2 hòn gạch bự ném vào đầu và ngực ba em phải nhập viện. Ngay khi xảy ra xô xát công an xã có về cho 2 bên làm 2 biên bản thuật lại sự việc (biên bản không đuợc đọc lại cho 2 bên nghe ). còn 1 số nguời đưa ba em cấp cứu bệnh viện tỉnh. hôm sau công a xã có vào bệnh viện lấy lời khai của ba em và nói khi nào ra viện thì đem tòan bộ giấy tờ vào xã để giải quyết. 1 tuần sau ba em ra viện có đem giấy tờ vào xã và họ giải thích là huớng của xã muốn 2 bên hòa giải, nói ba em về đợi xã trao đổi với bên kia. Nhà em đợi 1 tuần không thấy có tin gì từ phía xã. Tuy nhiên, trong thời gian này hộ bên kia đã nộp đơn khởi kiện lên viện kiểm sát huyện kiện nhà em phá họai tài sản (là phá vỡ bức tuờng ) đòi buộc nhà em phải xây lại bức tường đó và không chịu trách nhiệm gì về thương thích của ba em vì trong biên bản sự việc ngày xảy ra xô xát bên ấy đã ghi nhà em đem búa đập tuờng, họ nghe thấy chạy ra, ba em lấy búa đập đầu họ, họ tránh được nên mới lấy gạch ném ba em để tự vệ. Mà sự thực là hộ dân kia trước giờ có tiếng lộng hành ngang ngược ở địa phương. Nên nhà em chỉ mới đặt chân tới lối đi chung thì ba em đã bị hộ kia lấy gạch ném rồi. em trai của em tránh được còn ba lớn tuổi không tránh được. Phía nhà em không có bất kỳ động thái gì gọi là tự vệ hay phản kháng luôn mà giờ bị hộ bên kia kiện ngược lại. Và hình như hộ này đã mua chuộc được một số quan chức nên có vẻ rất tự tin Hiện tại ba em đã ra viện. Bác sĩ kết luận: đầu bị thương khâu 3 mũi, chụp đầu chưa phát hiện bệnh nặng, nhưng xương sườn bị rạn 1 cái. không có kết luận thương tích bao nhiêu % (Phía bệnh viện nói họ không làm giám định thương tật). Ba em bị đau đớn không ít. Hộ dân kia xây dựng trái phép trên lối đi chung, gây thương tích cho ngừơi khác mà giờ còn kiện ngược lại nhà em như vậy.

Em rất lo cho ba mẹ. Anh/Chị tư vấn em nên làm thế nào để ba mẹ không bị thua kiện và buộc nhà bên kia phải bồi hòan chi phí nằm viện và tổn thất về sức khỏe để sau này nhà bên kia không lộng hành nữa ạ. Em cũng xin kể rõ thêm là hộ dân kia đã lấy gạch ném ba em 2 lần, và cung nhiều lần gây lộn với hàng xóm khác ?

Em cảm ơn

>> , gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo Điều 104 . có quy định về tội cố ý gây thương tích cho người khác cụ thể là:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

E) Có tổ chức;

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Như vậy căn cứ theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi bạn có thể yêu cầu cơ quan chức năng trưng cầu giám định y khoa, sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì bạn có thể khơi kiện người kia vì tội cố ý gây thương tích theo điều 104 BLHS.

Ngoài ra bạn có thể giữ lại những chứng từ hóa đơn, thuốc phục vụ cho việc hồi phục của bố bạn, hóa đơn chi phí đi lại…. để phục vụ cho công tác đền bù thiệt hại sau này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Tranh chấp lối đi chung với nhà hàng xóm ?

Xin chào luật sư, Nhà em có 1 thửa đất nông nghiệp có diện tích 250m2, cách đây vài năm hàng xóm có mở lời xin làm đường sang phần đất của gia đình e, gia đình e đã đồng ý nhưng nay do nhu cầu sử dụng gia đình e muốn thu hồi lại chỗ đất đó nhưng nhà hàng xóm không đồng ý và nói đất đó là của chung. Do 2 bên chỉ nói miệng với nhau không có chứng cứ nên gia đình e có nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Lần thứ nhất cán bộ nói gia đình e còn nửa đường đi đó, lần thứ 2 thì lại nói đường ý là của chung không phải của ai cả, bây giờ gia đình em muốn lấy lại chỗ đất đó thì phải làm sao?

Cảm ơn luật sư!

Tranh chấp lối đi chung.

:

Trả lời:

Vì bạn không cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến phần đất đó nên việc xác định phần đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn hay là lối đi chung chúng tôi không thể xác định giúp bạn được. Việc này phải dựa vào giấy tờ mà hai bên có cùng với hồ sơ địa chính được lưu trữ cũng như việc bạn chứng minh lối đi này thuộc quyền sử dụng của riêng gia đình ban như thế nào.

Trong trường hợp xác định đây là phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn thì việc gia đình hàng xóm muốn sử dụng chung phải tuân theo quy định tại Điều 273 :

“Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.”

Bạn cần phải xem xét xem lối đi này có thực sự là nhu cầu thiết yếu của gia đình hàng xóm của bạn không, cụ thể là nhà hàng xóm bạn có bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà chỉ có duy nhất lối đi đó là lối ra hay không. Theo đó, vấn đề của bạn sẽ được căn cứ vào Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2005 để giai quyết như sau:

“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Như vậy, nếu bạn muốn lấy lại phần đất lối đi chung này, thì trước hết bạn cần phải xem xét lại phần đất này có thuộc quyền sử dụng của riêng gia đình mình hay không. Trường hợp đây là đất của gia đình bạn bị hàng xóm sử dụng làm lối đi chung thì bạn cần xem xét xem nhà hàng xóm còn lối đi ra nào khác không. Nếu gia đình hàng xóm không còn lối đi nào khác thì gia đình bạn phải để lại lối đi đó làm lối đi chung và có quyền yêu cầu đền bù cho lối đi đó.

Dựa vào những căn cứ nếu trên bạn có thể biết được quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi của mình bị xâm phạm, sau khi tiến hành hòa giải ở UBND xã, phường mà 2 bên hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dận quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết.

>> Xem ngay:

6. Mua nhà tranh chấp lối đi chung thì phải làm sao ?

Xin chào luật sư! Tôi đang định mua căn nhà mới xây 4,5 tầng kích thước 5.55 x 5.41m (khoảng 30m2) không giống với sổ đỏ được cấp của nhà là 6.8m x 4.4m (cũng khoảng 30m2), do các chủ nhà tự thỏa thuận chia tách lại mảnh đất, tự thỏa thuận lối đi chung với các nhà bên cạnh lối đi, tôi muốn hỏi tôi có được công nhận quyền sở hữu nhà 5 tầng trên mảnh đất không đúng với sổ đỏ như vậy hay không, tôi có cần phải làm thủ tục xin đo vẽ lại sổ đỏ không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

>>, gọi:

Trả lời:

Căn cứ Điều 275 quy định:

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Căn cứ khoản 4, 5, 6, 7 Điều 95 quy định:

Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.

6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.

Như vậy: Bạn vẫn có quyền sở hữu đối với ngôi nhà 5 tầng trên đất. Bạn có quyền ghi nhận lối đi chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi này bạn làm thủ tục đăng ký biến động xin điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng có thể được xác lập thông qua việc ký kết biên bản thỏa thuận giữa các chủ sở hữu hoặc bạn có thể yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sau đó bạn có thể làm thủ tục đăng ký biến động xin điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là trên giấy chứng nhận điều chỉnh thể hiện lối đi. Bạn sẽ nộp hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 85 .

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *