Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hợp đồng không?

Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn về hợp đồng thuê nhà như: Có cần công chứng hợp đồng, mẫu hợp đồng thuê nhà và mẫu hợp đồng mua bán nhà ở? Cung cấp các biểu mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở thông dụng … theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Thưa luật sư, Cho tôi 1 mẫu hợp đồng thuê nhà để mở quán ăn. Tôi thuê 5 năm đặt trước 1 năm tiền cọc? Cảm ơn!

Trả lời: mẫu hợp đồng thuê nhà:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Toàn bộ ngôi nhà Số nhà …., ngõ …… phố ……, Phường……, Quận….., thành phố………)

Hôm nay, ngày……tháng……….năm………,tại Số nhà …., ngõ …… phố ……, Phường……, Quận….., thành phố………chúng tôi ký tên dưới đây, những người tự nhận thấy có đủ năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình, gồm:

Bên cho thuê:

Ông (Bà) ………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày …………………………… tháng………………năm……………………………..

Chứng minh nhân dân số:……………………….do……………………………..

cấp ngày…….tháng…….năm………………………………………………………………….

Cùng vợ (chồng) là Bà (Ông):………………………………………………………………..

Sinh ngày……………………………. tháng………………năm……………………………….

Chứng minh nhân dân số:……………………….do………………………………..

cấp ngày…….tháng…….năm…………………………………………………………………..

Cả hai ông bà cùng thường trú tại số:……………………… đường…………………….

phường………………….. quận………………..thành phố…………………………….

Bên thuê:

CÔNG TY …………………………………………………………

Giấy chứng nhận ĐKKD số:

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư ……….. ngày cấp:

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Đại diện theo pháp luật: ………………………………………………

Chức danh: Giám đốc

XÉT RẰNG:

– Bên thuê là một doanh nghiệp được thành lập phù hợp với luật pháp Việt Nam và đang có nhu cầu thuê nhà để làm trụ sở kinh doanh;

– Bên cho thuê có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hợp pháp của ngôi nhà số: ………… và đang có nhu cầu cho thuê toàn bộ ngôi nhà.

Bằng hợp đồng này, Bên cho thuê đồng ý cho Bên thuê thuê toàn bộ ngôi nhà với những thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1

ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1. Đối tượng của hợp đồng này là toàn bộ ngôi nhà Số …, ngõ…. phố …..,phường ….., quận …., TP…., với thực trạng như sau:

a. Nhà ở:

– Tổng diện tích sử dụng:……………………………………… m2

– Diện tích xây dựng:…………………………………………….. m2

– Diện tích xây dựng của tầng trệt:………………………………… m2

– Kết cấu nhà:……………………………………………………

– Số tầng:………………………………………………………

b. Các thực trạng khác:…………………………………………

2. Ông……………… và Bà…………………là chủ sở hữu nhà ở và có quyền sử dụng đất ở nêu trên theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: ngày…..tháng……năm………..do…………… cấp

ĐIỀU 2

GIÁ THUÊ NGÔI NHÀ

1. Toàn bộ giá thuê ngôi nhà (bao gồm cả nhà và đất) theo điều 1 là:

2. Bên thuê trả tiền thuê nhà cho Bên cho thuê bằng đồng Việt Nam theo định kỳ 03 (ba) tháng một lần, vào ngày đầu tiên của mỗi định kỳ.

Việc giao và nhận số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

ĐIỀU 3

THỜI HẠN THUÊ

1. Thời hạn thuê ngôi nhà nêu trên là 05 (năm) năm kể từ ngày……. tháng…….năm …….cho đến ngày……tháng……..năm ……..

2. Trong trường hợp gia hạn Hợp đồng thuê, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận về việc gia hạn. Trong bất cứ trường hợp nào, đề xuất về việc gia hạn sẽ được đưa ra trước 30 (ba mươi) ngày trước khi hết hạn theo như quy định tại khoản 1 điều này

ĐIỀU 4

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN CHO THUÊ

1. Nghĩa vụ của Bên cho thuê:

1.1. Đảm bảo là chủ sở hữu hợp pháp, có những giấy tờ pháp lý đối với ngôi nhà cho thuê;

1.2. Thực hiện toàn bộ các thủ tục pháp lý cần thiết với các cơ quan Nhà nư­ớc có thẩm quyền (trong trường hợp pháp luật yêu cầu) để đảm bảo Bên thuê đư­ợc phép sử dụng hợp pháp địa điểm đã thuê;

1.3. Bàn giao nhà đúng hạn cho Bên thuê ngay sau khi hai bên ký kết Hợp đồng thuê nhà này để Bên thuê kịp thời triển khai hoạt động kinh doanh;

1.4. Cung cấp cho Bên thuê những văn bản pháp lý liên quan chứng minh quyền sở hữu của Bên cho thuê đối với ngôi nhà thuê (bản sao công chứng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của Bên cho thuê), trong trường hợp nếu Bên thuê cần sử dụng bản gốc những giấy

1.5. Đảm bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Bên thuê được sử dụng trọn vẹn và riêng rẽ ngôi nhà thuê trong thời hạn thuê;

1.6. Nộp toàn bộ các khoản thuế nhà và đất, thuế, chi phí trong việc cho thuê nhà (nếu có);

1.7. Thông báo trước 03 (ba) tháng cho Bên thuê bằng văn bản trong trường hợp muốn chấm dứt Hợp đồng thuê nhà trước hạn;

1.8. Không được tăng giá thuê nhà nếu không được Bên thuê đồng ý bằng văn bản;

1.9. Hoàn trả các chi phí trong việc sửa chữa ngôi nhà thuê cho Bên thuê trong trường hợp trong trường hợp Bên cho thuê yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm 2.2 điều này;

2. Quyền của Bên cho thuê:

2.1. Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận;

2.2. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho Bên thuê biết trước ba tháng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu Bên thuê có một trong các hành vi sau đây :

2.2.1. Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong 02 kỳ (06 tháng) trở lên mà không có lý do chính đáng;

2.2.2. Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

2.2.3. Làm nhà hư hỏng nghiêm trọng (trừ trường hợp do lỗi của bên thứ 3 hay do thiên tai);

2.2.4. Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

2.2.5. Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

2.2.6. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

2.3. Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được Bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê trong việc sử dụng;

2.4. Được lấy lại nhà cho thuê khi hết hạn hợp đồng thuê.

ĐIỀU 5

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN THUÊ

1. Nghĩa vụ của Bên thuê:

1.1. Sử dụng nhà đúng mục đích đã thỏa thuận;

1.2. Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận;

1.3. Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;

1.4. Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;

1.5. Trả đầy đủ tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các chi phí phát sinh khác trong việc sử dụng ngôi nhà trong thời gian thuê nhà;

1.6. Sửa chữa lại toàn bộ ngôi nhà cho thuê theo sự thống nhất với Bên cho thuê;

1.7. Trả nhà cho Bên cho thuê theo đúng thỏa thuận.

2. Quyền của Bên thuê:

2.1. Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;

2.2. Được đổi nhà đang thuê với bên thuê khác, nếu được Bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

2.3. Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được Bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

2.4. Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với Bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;

2.5. Được ưu tiên ký hợp đồng thuê tiếp, nếu đã hết hạn thuê mà nhà vẫn dùng để cho thuê;

2.6. Được ưu tiên mua nhà đang thuê, khi Bên cho thuê thông báo về việc bán ngôi nhà;

2.7. Đơn phương đình chỉ hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo cho Bên cho thuê biết trứơc ba tháng và Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu Bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

2.7.1. Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

2.7.2. Tự ý tăng giá thuê nhà mà không được sự chấp thuận của Bên thuê;

2.7.3. Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

2.8. Được thay đổi cấu trúc ngôi nhà nếu được Bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.

ĐIỀU 6

TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được, cần phải thực hiện bằng cách hòa giải; nếu hòa giải không thành thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7

CÁC THỎA THUẬN KHÁC

1. Hợp đồng này được phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và bên Cho thuê chịu trách nhiệm thực hiện cũng như toàn bộ chi phí liên quan đến công chứng hoặc chứng thực trên.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, các bên có thể lập những phụ lục đi kèm để thống nhất những việc phát sinh mà chưa được hợp đồng này quy định, đã quy định nhưng không rõ hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng này là một bộ phận không tách rời của hợp đồng và cũng phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

ĐIỀU 8

CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

Bên cho thuêBên thuê cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết sau đây:

1. Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thỏa thuận với Bên thuê đã ghi trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).

ĐIỀU 9

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng (chứng thực) này, sau khi đã được nghe lời giải thích của người có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực dưới đây.

2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này.

3. Hợp đồng này được lập thành 03 bản, mỗi bản gồm có………trang, các bản đều giống nhau. Bên cho thuê giữ 01 bản, Bên thuê giữ 01 bản và 01 bản lưu tại……………………………………

BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ

Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Nhờ luật sư cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng mua nhà?

Mẫu hợp đồng mua nhà bạn có thể tham khảo mẫu sau:

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Luật sư tư vấn:

3. Vấn đề công chứng trong hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân mục đích làm trụ sở kinh doanh.

“Chào luật sư, xin hỏi: Doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27 Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh. Vậy, hợp đồng thuê giữa doanh nghiệp X và ông Y có bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai hay không ?

Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được quy định như thế nào trong Luật đất đai năm 2013 ?

Cảm ơn!”

Hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân mục đích làm trụ sở kinh doanh thì có phải công chứng không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27 Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh. Vậy, hợp đồng thuê giữa doanh nghiệp X và ông Y không bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai, Cụ thể:

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 thì

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”

Đối chiếu với hợp đồng thuê nhà giữa doanh nghiệp X và ông Y, có thể thấy hợp đồng này là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ngôi nhà) mà trong đó có một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp X). Như vậy, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ khi có yêu cầu của các bên trong hợp đồng mới phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra, nếu có yêu cầu việc công chứng sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, còn việc chứng thực sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ hai, quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được quy định trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được quy định tại Điều 171 , cụ thể như sau:.

– Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

– Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký biến động theo quy định của

Lưu ý: Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai – bất động sản mà Công ty Luật TNHH Minh Khuê cung cấp, có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả.

>> Xem ngay:

4. Công chứng hợp đồng thuê nhà và phí công chứng.

“Chào Xin giấy phép, Tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư cho ý kiến. Tôi có căn nhà ở Hải Duơng, giờ tôi vừa nghỉ hưu muốn về quê sinh sống và định để lại căn nhà này cho 1 người thuê. Tôi có yêu cầu họ ra phòng công chứng lập hợp đồng thuê nhà nhưng họ cứ nói với tôi không cần công chứng, nếu công chứng sẽ mất phi. Tôi đang nghĩ liệu họ có hành vi lừa đảo gì ở đây không ?

Bởi vì tôi có nghe nói đối với truờng hợp liên quan đến nhà đất đều phải công chứng mà họ lại trả lời tôi như vậy?”

Mong luật sư cho ý kiến. Cảm ơn!

Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng không và trình tự giao kết hợp đồng thuê nhà như thế nào ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khi giao kết hợp đồng thuê nhà cần làm theo trình tự căn cứ vào điều 120, , như sau:

Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở

1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.

2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê, mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.

Trong hợp đồng thuê nhà cần có các nội dung căn cứ theo điều 121,

Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Đối với hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng căn cứ theo khoản 2, điều 122, quy định công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở. Các trường hợp không phải công chứng, chứng thực:

“2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng”

Như vậy hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng vẫn có hiệu lực pháp lý nhưng để có hiệu lực pháp lý cao nhất thì cần phải công chứng để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Phí công chứng trong trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê tài sản được quy định tại điểm b khỏan 2 Điều 4 Thông tư Số: 257/2016/TT-BTC như sau:

Tổng số tiền thuê dưới 50 triệu đồng thì mức thu là 40 nghìn.

Tổng số tiền thuê từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức thu là 80 nghìn.

Tổng số tiền thuê từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức thu là 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

Tổng số tiền thuê từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng thì mức thu là 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

Tổng số tiền thuê từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng thì mức thu là 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

Tổng số tiền thuê từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì mức thu là 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.

Tổng số tiền thuê từ trên 10 tỷ đồng thì mức thu là 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp).

>> Tham khảo ngay:

5.Hình thức pháp lý của hợp đồng thuê nhà.

Xin giấy phép, xin tư vấn và hỗ trợ khách hàng về hình thức pháp lý của hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật dân sự và luật nhà ở như sau:

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn với bạn như sau:

Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định rằng những hợp đồng thuê nhà từ 6 tháng trở lên thì phải được công chứng chứng thực. Tuy nhiên đến Bộ luật dân sự năm 2015 không còn có quy định đó mà chỉ nói rằng “Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.” Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014, tại Điều 121 có quy định “Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản…”

Còn về vấn đề có cần công chứng, chứng thực hay không thì căn cứ và Điều 122 quy định như sau:

” Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”

Theo đó, đối với trường hợp cho thuê nhà thì không bắt buộc phải công chứng trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý cao và tránh rủi ro về sau thì bạn nên công chứng, chứng thực hợp đồng đó.

7. Chào luật sư! Tôi có vướng mắc nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi có cho một công ty thuê nhà. Hợp đồng 2 bên ký với nhau (hợp đồng A) giá thuê là 2,200$, thanh toán bằng VNĐ theo tỷ giá của VCB vào ngày thanh toán. Đồng thời ký 1 hợp đồng có công chứng (hợp đồng B), giá thuê là 47tr VNĐ (vì chỗ công chứng không cho ghi giá $), và nộp thuế theo hợp đồng B. Đã 1 năm khách hàng áp dụng hợp đồng A khi thanh toán (2200$ x tỷ giá), nay tự dưng họ áp dụng hợp đồng B (chỉ chuyển 47tr VNĐ). Xin hỏi hợp đồng nào có giá trị hơn, và tôi phải làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình. Cảm ơn luật sư nhiều.

Đối với hợp đồng đầu tiên hai bên quy định với nhau trong hợp đồng giá là ngoại tệ tuy nhiên vẫn thành toán bằng tiền VNĐ, chỉ sử dụng ngoại tệ để định giá thì không sai. Tuy nhiên sau đó hai bên lại ký hợp đồng khác thay thế và tiến hành công chứng thì hợp đồng sau sẽ có giá trị pháp lý vì ở đây có thể hiêu là hai bên đã sửa đổi, bổ sung thành hợp đồng khác.

8. “Xin chào luật sư vợ chồng em có thuê một ngôi nhà để làm văn phòng trong hợp đồng 5 năm trả tiền trước 2 năm. Vì lúc thuê nhà là do một người bạn giới thiệu cho chồng tôi nên vợ chồng tôi cũng tin tưởng. Trong năm đầu tiên thì chủ nhà không có gì xảy ra nhưng đầu năm nay chủ nhà quay sang lật vợ chồng tôi và nói đó là nhà của con rể chứ không phải của họ. Rõ ràng vợ chồng tôi thuê là 7 triệu một tháng đã trồng đủ là 168 triệu rồi lúc thuê nhà thì chủ nhà không phản ứng gì hết, giờ thì chủ nhà đuổi vợ chồng tôi lại lấy hết đồ không chả lại bất cứ thứ gì hết dù vợ chồng tôi đã gửi đơn lên công an nhưng không thấy hồi âm gì cả. Nay tôi mong quý luật sư giúp tôi xem trường hợp của vợ chồng tôi thì phải làm như thế nào? Xin cảm ơn!”

Trường hợp của bạn nếu xem xét hợp đồng thuê nhà trước đó giữa bạn và mẹ của họ thì hợp đồng này là vô hiêu vì người ký kết hợp đồng không có tư cách pháp lý. Người mẹ không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và cũng không có giấy tờ ủy quyền của người con cho phép cho thuê. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu là hai bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Do đó trong trường hợp này bạn phải trả lại nhà và người mẹ phải thanh toán lại cho bạn toàn bộ số tiền còn lại của thời hạn thuê nhà còn lại. Tất nhiên là bên bạn có sự thiệt thòi ở đây nhưng là đó do bên bạn không kiểm tra thông tin chủ thể trước khi thuê nhà. Trong trường hợp này bạn cần khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu và các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *