Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người thử việc thì có phải đóng tiền BHXH không ? Quy định về việc chấm dứt hợp đồng thử việc ? Tự ý nghỉ việc khi đang thử việc thì chịu trách nhiệm gì ? … và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc ?

Thưa luât sư tôi muốn hỏi: Từ ngày 1/1/2018 thì người thử việc trong công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Quy định của pháp luật nào quy định về điều này ? Xin chân thành cảm ơn luật sư

>>

Trả lời:

Tại ban hành ngày 14/4/2017 và Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 quy định những đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Ta thấy hợp đồng thử việc là một dạng của hợp đồng lao động. Mà the quy định tại Điều 23 thì nội dung của hợp đồng lao động bao gồm:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Theo quy định về nội dung của hợp đồng lao động tại ĐiềuTheo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”.

Tại Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. …

Như vậy có thể hiểu rằng hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.

Tuy nhiên trong trường hợp, thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Thử việc có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội ?

Chào Luật sư Minh Khuê. Em có một câu hỏi mong được giải đáp ạ. Em hiện đang làm nhân sự cho một công ty cổ phần, em mới được nhận vào làm việc nên chưa rõ đối với người đang trong quá trình thử việc có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội không ạ ?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 2 có quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, tại Điều 26 có quy định về thử việc như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Dẫn chiếu quy định trên thì nội dung hợp đồng thử việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động 2012, bao gồm:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Như vậy, đối với hợp đồng thử việc người sử dụng lao động không phải thỏa thuận các nội dung về bảo hiểm trên hợp đồng và cũng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Các vấn đề pháp lý khi ký hợp đồng thử việc theo quy định của luật

Xin chào Xin giấy phép ! Hiện tại tôi có ký hợp đồng thử việc, thì công ty có phải đóng bảo hiểm cho tôi không ? Công ty trả lương 5 triệu trong thời gian thử việc, có khấu trừ 10% của tôi. Như vậy công ty có làm đúng quy định của luật không ?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

Thử việc có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội ?

Luật sư tư vấn:

Tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định những đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

Điều 26 Bộ luật Lao động 2014 quy định về thử việc như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc”. Thời hạn hợp đồng thử việc không quá 60 ngày. Khi thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải hợp ký hợp đồng lao động với người lao động.

Ngoài ra theo Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau : Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động. Công việc và địa điểm làm việc.Thời hạn của hợp đồng lao động. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Chế độ nâng bậc, nâng lương.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Như vậy có thể hiểu rằng hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động. Trong khi đó, theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, không có quy định về hợp đồng thử việc. Như vậy, bạn không hợp đồng thử việc 2 tháng của bạn không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.. đối tượng tham gia là những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.

Tuy nhiên trong trường hợp, thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ngoài ra theo khoản 3 điều 186 Luật Lao động 2012 có quy định đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Cách tính thuế TNCN của hợp đồng thử việc theo công văn 3421/CT-HTr ngày 20/1/2016 của cục thuế Hà Nội như sau :

– Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì công ty thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

– Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 02/CK-TNCN (Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

– Đối với cá nhân lao động đã làm bản cam kết 02/CK-TNCN nhưng tổng mức thu nhập thực tế trong năm trên 108.000.000 đồng thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế.

Ngoài ra tại Điều 25, Khoản 1 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:

“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhântrả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.

….

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. ……”

Theo đó ta thấy rằng : Nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn thì khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

4. Nhân viên thử việc không đạt có được nhận lương hay không ?

Em chào anh chị, em có một vấn đề thắc mắc ạ. Đầu tháng 11, em có đi làm ở một công ty, hai bên giao kết thử việc bằng miệng. Nhưng đến ngày 23/11, công ty cho em nghỉ việc với lý do mâu thuẫn với lãnh đạo . Và khi em có yêu cầu trả lương thì công ty nói rằng, không có một công ty hay tổ chức nào chấp nhận trả lương cho nhân viên thử việc mà bị đuổi việc cả.

Tuy nhiên, công ty vẫn thanh toán cho em 50% số ngày công làm việc của em. Em xin hỏi, trong trường hợp của em, thì em có được nhận đủ tiền số ngày công đã làm việc không ạ ?

Em xin cảm ơn.

Luật sư trả lời

Chào bạn , cám ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Khuê , câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau :

Theo quy định tại , trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động (công ty) phải trả lương cho người lao động. Mức lương thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng mức lương không được thấp hơn 85% mức lương của công việc sau khi ký hợp đồng lao động. Việc trả lương dựa trên năng suất lao động và chất lượng công việc. Và về nguyên tắc, người lao động được trả lương đầy đủ và đúng thời hạn. Việc trả đầy đủ dựa trên thời gian làm việc của người lao động.

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Thời gian thử việc được xem là thời gian kiểm tra năng lực lao động của người lao động và vẫn được trả lương do có sự kiện lao động. Như vậy, người sử dụng lao động phải trả lương cho những ngày người lao động thử việc cho mình. Người sử dụng lao động không có căn cứ để không trả lương khi người lao động có thử viêc mặc dù không trọn tháng. Nếu người sử dụng lao động không trả lương thì hành vi đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 6 :

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc .Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

5. Tự ý chấm dứt hợp đồng thử việc có được nhận lương không mới nhất?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi ký kết hợp đồng thử việc với công ty, thời gian thử việc là 2 tháng. Tuy nhiên, tôi làm được 20 ngày và tôi muốn chấm dứt hợp đồng thử việc của mình.

Tôi có thông báo với công ty và yêu cầu công ty trả lương cho tôi trong thời gian 20 ngày thử việc. Tuy nhiên công ty bảo rằng tôi tự ý chấm dứt hợp đồng thử việc và làm chưa đủ 26 ngày công nên công ty không trả lương cho tôi. Vậy trường hợp này công ty đúng hay sai ?

Cám ơn luật sư xin giấy phép đã tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của về thử việc:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Ngoài ra, quy định tại Điều 28 về tiền lương trong thời gian thử việc:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật, thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề ký kết hay không không ký kết hợp đồng thử việc. Đồng thời, tiền lương trong thời gian thử việc thì do các bên tự thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 85% mức lương chính của công việc.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn và công ty có ký kết hợp đồng thử việc đồng thời bạn đã làm việc cho công ty trong thời gian 20 ngày. Vì vậy công ty có nghĩa vụ phải trả lương cho bạn trong thời gian 20 ngày và bạn không có nghĩa vụ phải báo trước cho công ty khi chấm dứt thời gian thử việc của mình.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có quyền yêu cầu công ty trả tiền lương trong thời gian thử việc cho bạn. Nếu công ty vẫn cố tình không chịu trả thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện công ty ra tòa án nhân dân huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu trả tiền lương cho bạn. Bạn cần cung cấp chứng cứ chứng minh về vấn đề khởi kiện của mình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: 0899456055 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật TNHH Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *