Hợp đồng đặt cọc mua đất không được công chứng thì có giá trị pháp lý không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư , tôi có vướng mắc xin nhờ luật sư giải đáp giúp: Tôi có nhu cầu mua một miếng đất nên đã tiến hành ký hợp đồng đạt cọc mua đất với vợ chồng người bán , số tiền đặt cọc là 100 triệu đồng , mục đích của hợp đồng này nhằm đảm bảo đến ngày 30/05 sẽ tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất , tuy nhiên đến nay bên bán đã không lập hợp đống bán đât cho tôi mà bán đất cho người khác.

Tôi đề nghị bên bán trả lại tiền đặt cọc cũng như bồi thường cho tôi một khoản tương đương với khoản đặt cọc nhưng bên bán không đồng ý với lý do hợp đồng đặt cọc giữu tôi và bên bán được cho là vô hiệu do không được công chứng hay chứng thực.

Vậy họ nói như vậy có đúng không ạ ? 

tôi xin cám ơn luật sư!

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

.

2. Luật sư tư vấn:

>&gt Xem thêm: 

Vấn đề đặt cọc được quy định tại BLDS 2015 như sau: 

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 Một hợp đồng được coi là hợp pháp khi hợp đồng đó phù hợp cả về mặt nội dung ( nội dung không trái với quy định của pháp luật ) và về hình thức (phải  lập thành văn bản , công chứng , chứng thực nếu pháp luật có quy định ) . Giả sử về thẩm quyền, vợ chồng người bán ký đúng và đủ thẩm quyền , nội dung của hợp đồng đặt cọc mà hai bên ký kết với nhau không trái với quy định của luật thì hợp đồng này đã có giá  trị pháp lý. Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý chính thống nào quy định về hình thức của hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *