Hộ kinh doanh thành lập bao lâu thì phải đăng ký mã số thuế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hộ kinh doanh cá thể có được cấp mã số thuế riêng hay không ? Sau khi thành lập bao lâu thì phải đăng ký cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh ? Cách tính thuế với hộ kinh doanh hiện nay như thế nào ? và một số khía cạnh pháp lý liên quan khác sẽ được Luật Xingiayphep tư vấn và giải đáp:

Mục lục bài viết

1. Hộ kinh doanh thành lập bao lâu thì phải đăng ký mã số thuế ?

Kính thưa công ty, tôi mới xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan cấp huyện, kinh doanh bán hàng tạp hóa. Tôi muốn hỏi là có cần phải đăng ký mã số thuế không và thời hạn đăng ký là bao lâu ?

Nhờ ls tư vấn. Cảm ơn.

Trả lời:

Theo điều 6 quy định về thời hạn thực hiện đăng ký thuế như sau :

Điều 6. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế

Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế theo đúng thời hạn quy định tại Điều 22 Luật quản lý thuế, cụ thể như sau:

1. Các tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ:

– Ngày ghi trên Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam cấp cho tổ chức, hộ kinh doanh thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam.

– Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh.

– Ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh.

– Ngày ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

– Ngày ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.

2. Tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hoặc được hoàn thuế thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế lần đầu theo quy định của Luật quản lý thuế.

3. Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

4. Cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc cùng với thời hạn thực hiện thủ tục Đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.

Như vậy, trong trường hợp của bạn , bạn cần làm thủ tục đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Bạn có thể tham khảo hồ sơ để đăng ký mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể theo khoản 7 điều 7 thông tư số 95/2016/TT – BTC cụ thể dưới đây để tiến hành thủ tục cấp mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý của hộ kinh doanh của bạn :

7. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Thông tư này

a) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế:

a1) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ trường hợp nêu tại Điểm a2 Khoản này, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

a2) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực một trong các giấy tờ còn hiệu lực như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với cá nhân kinh doanh);

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

a3) Trường hợp đại diện hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này. Trên tờ khai ghi mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);

b) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có mã số thuế phải gửi kèm theo hồ sơ khai thuế lần đầu một trong các hồ sơ, tài liệu sau:

b1) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ trường hợp nêu tại Điểm b2 Khoản này:

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

b2) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

– Bản sao không yêu cầu chứng thực một trong các giấy tờ còn hiệu lực như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với cá nhân kinh doanh);

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

2. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh thực hiện thế nào ?

Xin chào luất sư. Tôi ở nhà, muốn nhận giữ trẻ có phải xin giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hay không? hay chỉ đăng ký với UBND phường nơi cư trú và phòng Giáo dục đào tạo cấp huyện ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Do những thông tin bạn cung cấp không nêu rõ bạn dự định nhận giữ bao nhiêu trẻ và cụ thể ở những độ tuổi nào do đó chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tư vấn khái quát như sau:

Về trình tự, thủ tục, điều kiện thành lập… nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục được quy định chi tiết tại quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

Trước hết về loại hình tổ chức nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo, bạn vui lòng tham khảo quy định tại khoản 1 điều 19 quy chế này. Cụ thể:

Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định là: 15 trẻ (đối với nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi); 20 trẻ (đối với nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi); 25 trẻ (đối với nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi);

Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định: 25 trẻ (đối với lớp mẫu giáo từ 3-4 tuổi); 30 trẻ (đối với lớp mẫu giáo 4-5 tuổi); 35 trẻ (đối với lớp mẫu giáo 5-6 tuổi).

Theo đó, trường hợp số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ được quy định nói trên thì có thể tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

Nếu nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì số trẻ của lớp được giảm 5 trẻ so với quy định. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại khuyết tật;

Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Do nhóm trẻ theo dự kiến của bạn tầm 20 trẻ, quy mô không lớn nên theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều 5 ngày 16 tháng 03 năm 2015; Trường hợp nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo riêng biệt (như đã đề cập ở trên) thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 6 trẻ (từ 3 đến 12 tháng tuổi) hoặc 8 trẻ (từ 13 đến 24 tháng tuổi) hoặc 10 trẻ (từ 25 đến 36 tháng tuổi);

Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ (từ 3 – 4 tuổi) hoặc 14 trẻ (từ 4 – 5 tuổi) hoặc 16 trẻ (từ 5 – 6 tuổi);

Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ (từ 3 – 4 tuổi) hoặc 25 trẻ (từ 4 – 5 tuổi) hoặc 29 trẻ (từ 5 – 6 tuổi) ;

Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.

Về tiêu chuẩn của giáo viên theo quy định tại khoản 1 điều 22 phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em; Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm; Giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số, ng­ười nuôi dạy trẻ phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc; Đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, người nuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3 tháng do cơ quan quản lý giáo dục địa phương tổ chức. Điều này phải được ghi cụ thể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo quy định tại điều 30 quy chế này:

Biển tên nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được ghi bằng tiếng Việt, bao gồm những nội dung sau: tên nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo, địa chỉ, số điện thoại, số quyết định theo quyết định cho phép thành lập; Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng hoặc lát gạch hay bằng gỗ, được vệ sinh sạch sẽ; Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có diện tích trung bình tối thiểu 1,5 m2 cho một trẻ; phải có hàng rào, cổng và chỗ chơi an toàn cho trẻ; phòng vệ sinh với diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ, có đủ nước sạch cho trẻ dùng, thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ mầm non;

Trang thiết bị tối thiểu cho một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục:

Đối với nhóm trẻ: có đủ giường nằm, chiếu, chăn, gối, màn; đồ dùng cá nhân cho trẻ như khăn mặt, ca, cốc uống nước; dụng cụ đựng nước uống và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ; có đủ bô, nước dùng cho trẻ hàng ngày; có đủ phương tiện, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu cho hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích; giá để đồ dùng, đồ chơi; có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên: Chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sổ theo dõi trẻ; sổ kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Đối với lớp mẫu giáo: có bàn, ghế đúng quy cách, một bàn và hai ghế cho hai trẻ; có bàn, ghế và bảng cho giáo viên; có đủ đồ chơi, tài liệu, đồ dùng cho hoạt động học có chủ đích; có đồ chơi và đồ dùng tự tạo bằng nguyên vật liệu địa phương; có kệ (giá) để đồ dùng, đồ chơi; có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sổ theo dõi trẻ; sổ kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, sổ theo dõi tài sản của lớp mẫu giáo, tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ;

Đối với lớp bán trú: có giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ, đảm bảo đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ: bát, thìa, ca, cốc, khăn mặt, bát, đồ dùng học tập; có đủ nước sạch để dùng, đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phải đảm bảo tính giáo dục, vệ sinh, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non; không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ;

Bếp ăn: vị trí bếp ăn đặt riêng, xa nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; đảm bảo an toàn cho trẻ và người sử dụng, được sắp xếp theo dây chuyền hoạt động một chiều, thực hiện vệ sinh thực phẩm.

Riêng tiêu chuẩn đối với chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục) quy định tại khoản 2 điều 16: phải là công dân n­ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất, đạo đức; Sức khoẻ tốt; Có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý.

Điều kiện để cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập là phải bảo đảm các điều kiện tại khoản 3 điều 11 như sau:

1-Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được thành lập chỉ nhằm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, phù hợp với nhu cầu của địa phương, góp phần cùng Nhà nước chăm lo cho sự nghiệp giáo dục;

2-Có đủ số lượng giáo viên theo tiêu chuẩn quy định Điều 22 và điểm đ Khoản 1 Điều 19 của Quy chế này;

3-Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu bảo đảm theo quy định tại Điều 30 của Quy chế này;

4-Người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (sau đây gọi chung là chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục) phải đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 16 Quy chế này, có bản cam kết bảo đảm an toàn cho trẻ khi trẻ ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

5-Số lượng trẻ em trong 1 (một) cơ sở giáo dục mầm non tư thục không quá 50 (năm mươi) trẻ;

Sau khi có đủ các điều kiện như đã trình bày ở trên, bạn làm hồ sơ đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Hồ sơ gồm có:

– Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

– Bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

– Giấy chứng nhận đất đai, tài sản hợp lệ;

– Số lượng hồ sơ 01 (một) bộ

Nơi nộp hồ sơ: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thẩm quyền giải quyết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo đề nghị bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo.

Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.

Sau khi có quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; bạn tiếp tục nộp hồ sơ đến ủy ban nhân dân cấp xã để được cấp phép hoạt động giáo dục.

*Điều kiện để nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được phép hoạt động giáo dục:

– Có quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

– Địa điểm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;

– Có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Có đủ điều kiện tối thiểu về giáo viên, cán bộ quản l‎ý, cơ sở vật chất để bảo đảm an toàn và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16; Khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 30 của Quy chế này;

– Có quy định về tổ chức, hoạt động và chi tiêu của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Hồ sơ gồm có: Bản sao chứng thực Quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; tờ trình đề nghị cho phép nhà trường, nhà trẻ tư thục hoạt động giáo dục; chương trình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

Số lượng hồ sơ 01 (một) bộ.

Thẩm quyền cấp phép: phòng giáo dục và đào tạo cấp giấy phép hoạt động giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

Như vậy, nếu bạn muốn giữ trẻ tại nhà thì bạn cần đáp ứng được các điều kiện trên và phải làm thủ tục thành lập nhóm trẻ, trường mầm non tư thục và đăng kí hoạt động kinh doanh

Thưa luật sư! em có ý định mở cửa hàng sửa chữa và buôn bán linh kiện máy tính. vợ em là giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm HN. vậy e muốn hỏi: e có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cả 2 ngành nghề là: sửa chữa máy tính và dạy học không? xin các luật sư tư vấn giúp. cảm ơn các luật sư, chúc các luật sư sức khỏe và thành công!

>> Theo quy định tại điều 3 quy định về các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Như vậy, Trường hợp của bạn là sửa chữa máy tính và dạy thêm là hai ngành nghề phải đăng kí kinh doanh. Như vậy, bạn đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoàn toàn được bạn nhé

Thứ nhất: Đối với ngành nghề kinh doanh sửa chữa, buôn bán linh kiện máy tính

Ngành nghề kinh doanh sửa chữa máy tính của bạn không yêu cầu điều kiện phải có chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh nên bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể là có thể tiến hành hoạt động kinh doanh này theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký kinh doanh bạn thực hiện theo trình tự sau đây:

Hồ sơ đăng ký:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các nội dung :

Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

Ngành, nghề kinh doanh;

Số vốn kinh doanh;

Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Nhà nước nhận được hồ sơ hợp lệ

Cơ quan có thẩm quyền: phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND cấp huyện/quận nơi dự định đặt hộ kinh doanh

Lệ phí đăng ký Nhà nước: 100.000 đồng

Thứ hai: Ngành nghề dạy học

nghành nghề dạy thêm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại ban hành quy định về dạy thêm, học thêm

Yêu cầu đối với người dạy thêm

1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Có đủ sức khoẻ.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm

Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYTngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BTY ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

1. Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

2. Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

3. Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại ngày 16/6/2011.

4. Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.

5. Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

Sau khi bạn có đủ các điều kiện trên thì bạn phải xin cấp phép ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hồ sơ,

Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này;

b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này;

d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

Thủ tục:

gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

Dạ, em có câu hỏi muốn hỏi luật sư ạ, hiện tại em đang thuê 1 nhà riêng có hợp đồng đầy đủ ạ, em muốn dùng địa chỉ đó để đăng kí kinh doanh hộ gia đình được không ạ

>> Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh theo :

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.

2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh:

Bước 1: Hồ sơ:

Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở ( hoặc hợp đồng thuê nhà )

Chứng minh nhân dân có công chứng

Địa chỉ: nạp lên phòng tài chính kế hoạch trực thuộc ủy ban nhân dân cấp quận, huyện

Sau 3 ngày, nhận được hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cáp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Thưa Quý Luật sư. Tôi ở Bình Thuận, Gia đình có tổ chức làm Dịch vụ ăn uống lưu động, không thường xuyên, quy mô nhỏ theo nhu cầu của mùa cưới hỏi.. Vậy chúng tôi có cần đăng ký Kinh Doanh và nộp Thuế không.. Xin trưng dẫn các Nghị Định và Luật về Thuế. Tôi cần thông tin gấp, Xin Quý Luật Sư phản hồi sớm..Cám ơn Quý Luật Sư.

>> Căn cứ

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định

Như vậy, đối với trường hợp của bạn là kinh doanh lưu động không có địa điểm cố định thì không phải đăng ký kinh doanh

Những cá nhân thực hiện hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh cần lưu ý việc tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về địa điểm kinh doanh, về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình cũng như pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Thêm vào đó, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải là hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh, không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này (khoản 3 Điều 5).

Kính chào luật sư! Cháu đang có ý định mở cửa hàng bán sữa bột tại gia đình. Vậy nếu cháu mở cửa hàng như vậy cháu có phải làm đăng ký kinh doanh không ah? Nếu không phải làm đăng ký kinh doanh thì cháu phải làm những thủ tục gì với các cơ quan sở tại không ah? Cháu cảm ơn luật sư rất nhiều ạ ?. Trân trọng./.

>> Theo quy định tại điều 3 quy định về các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Như vậy, mặt hàng sửa bột của bạn là ngành nghề phải đăng kí kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô, số lượng bạn có thể lựa chọn cho minh một trong các loại hình kinh doanh:

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty TNHH

– Công ty cổ phần

– Hộ kinh doanh

Bạn có nhu cầu mở của hàng bán sữa bột tại gia đình thì bạn có thể đăng kí theo hình thức hộ kinh doanh

hồ sơ, thủ tục như sau:

Bước 1: Hồ sơ:

Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở

Chứng minh nhân dân có công chứng

Địa chỉ: nạp lên phòng tài chính kế hoạch trực thuộc ủy ban nhân dân cấp quận, huyện

Sau 3 ngày, nhận được hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cáp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Kinh doanh sữa bột là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bạn cần phải xin Giấy phép an toàn thực phẩm cho hoạt động kinh doanh sữa của mình

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Đơn đề nghị cấp Giấy phép;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất;

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh sản xuất đá ?

Xin chào Luật MInh Khuê! Tôi có câu hỏi mong được giải đáp: Tôi kinh doanh đá viên theo hình thức hộ kinh doanh và muốn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản xuất đá viên. Theo nghị định 78 thì tôi phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới cấp nhưng cá nhân thì luật không quy định được cấp. Vậy tôi phải làm thế nào?

Trân trọng!

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh sản xuất đá ?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 20 Điều 2 , thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Như vậy, nước đá viên với mục đích sử dụng cho ăn uống, phục vụ cho con người cũng được coi là một loại thực phẩm.

Khoản 2 Điều 74 quy định về vấn đề ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

“Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Đối với trường hợp của bạn, bạn muốn thực hiện việc sản xuất đá viên tại cơ sở sản xuất của mình dưới hình thức hộ kinh doanh do đó cơ sở này phải đáp ứng được các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng thực phẩm này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 :

“Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.”

Như vậy, nếu trong trường hợp hộ kinh doanh của bạn có quy mô sản xuất đá viên quá nhỏ lẻ thì không thuộc trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an tòa thực phẩm khi thành lập và thực hiện việc sản xuất. Do đó, hộ kinh doanh của bạn có thể không cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn được quyền sản xuất đá viên. Tuy nhiên việc bạn thông tin rằng, cá nhân thì không được cấp giấy chứng nhận này là không đúng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm:

“2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Căn cứ vào quy định trên, rõ ràng cá nhân sản xuất, kinh doanh là đối tượng được cấp cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, việc được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ được thực hiện khi bạn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cụ thể là trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm. Do đó, khi thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ_CP bạn chưa cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

4. Mở một cửa hàng kinh doanh thì cần thủ tục gì ?

Xin chào luật sư! E muốn mở một cửa hàng kinh doanh thiết bị máy tính, máy in và dịch vụ sửa chữa máy tính máy in thì cần làm những thủ tục gì? Hàng năm em phải nộp những loại thuế nào và cách tính thuế? Nếu em đăng ký kinh doanh như vậy có được cấp con dấu và mã số thuế không ạ?

Em xin cảm ơn luật sư.

>>

Luật sư tư vấn:

– Về thủ tục thành lập hộ kinh doanh: Điều 71 đăng ký doanh nghiệp quy định:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

– Về con dấu: Hộ kinh doanh cá thể không có con dấu tròn vì hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân.

-Về thuế:

+ Thuế môn bài: Tùy theo mức thu nhập (Nộp theo năm), cụ thể hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành quy định:

Đơn vị: đồng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

+ Thuế khoán (Thuế GTGT và thuế TNCN) nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (Thuế nộp theo quý): Khoản 2 Điều 2 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:

VÌ cửa hàng của bạn kinh doanh 2 ngành nghề là buôn bán và sửa chữa nên phải tách riêng doanh thu ra để tính thuế.

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.”

Cách tính thuế:

Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế x tỷ lệ thuế GTGT

Thuế TNCN = doanh thu tính thuế x tỷ lệ thuế TNCN

-Về mã số thuế: Bạn là hộ kinh doanh nên bạn sẽ được cấp mã số thuế vì bạn bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký mã số thuế theo quy định tại t của Bộ Tài chính : Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế.

Những điều cần lưu ý: Bạn cần xác định được mức doanh thu của mình đã đến ngưỡng chịu thuế hay chưa? Mặc dù không có dấu tròn (dấu pháp nhân) nhưng hộ kinh doanh của bạn vẫn được sử dụng dấu vuông để tượng trưng cho hộ, dấu vuông thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của hộ kinh doanh.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật thuế –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *