Hàng xóm tự ý xây hàng rào cản trở lối đi chung thì khởi kiện như thế nào?

Việc ngăn cản, xây hàng rào hoặc cản trở người khác đi trên phần ngõ đi chung là vi phạm các quy định của pháp luật hiện nay. xin giấy phép tư vấn cách giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua, các quyền khác đối với bất động sản liền kề:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung ?

Em chào luật sư, em có vấn đề về tranh chấp lối đi chung xin luật sư tư vấn giúp em ạ, năm 1981 gia đình em và gia đình hàng xóm có 1 lối đi chung, lối đi đó trước mặt nhà hàng xóm, nhà của gia đình em ở trong, gia đình hàng xóm có qua nói với gia đình em là chỉ có 2 gia đình đi lối đi này nên xin gia đình nhà em gỡ bỏ hàng rào để phía trước nhà họ được sáng sủa. Mẹ em thấy tình nghĩa nên cũng đồng ý và lối đi đó gia đình em vẫn đi mấy chục năm trời. thời gian phường xuống cấp sổ đỏ cho nhà hàng xóm địa chính phường không có thông báo cho nhà em biết nên hàng xóm lấy 2m đường đi đó làm vào sổ đỏ của họ luôn. Bây giờ cháu gái nhà đó xây nhà gần nhà em tranh đường đi nói là đường đi của nhà họ vì đất đó có trong sổ đỏ nhà họ, tới ngày hôm nay gia đình em mới biết họ đã cướp đất đó làm sổ đỏ. Nay gia đình em muốn kiện để lấy lại đường đi mà luật sư cho em hỏi giờ trong tay họ có sổ đỏ ghi 2 mét đường đi thuộc về họ nếu gia đình em kiện thì có lấy lại được đường đi không ạ? Vì giờ mỗi lần nhà em đi họ lại chửi vì họ kêu đất đó của nhà họ ?

Xin luật sư tư vấn giúp em ạ. Em cảm ơn luật sư.

-Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trả lời:

Trước tiên, cần xác định xem 2m lối đi đó có được ghi nhận trong bất kỳ giấy tờ nào của gia đình nhà bạn không, chẳng hạn như sổ đỏ, giấy chuyển quyền sử dụng đất, biên bản khai nhận di sản thừa kế,…

– Nếu trong các giấy tờ của gia đình bạn có ghi nhận về nguồn gốc của 2m lối đi chung đó thuộc sở hữu của gia đình bạn thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình hàng xóm đã có nội dung sai lệch, bạn có quyền kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ hoặc yêu cầu Tòa án xem xét hủy GCNSDĐ. Cụ thể,

c) Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai

Mặt khác, theo Giải đáp số 02/2016/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016, GCNQSDĐ là quyết định hành chính cá biệt, khi giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất mà GCNQSDĐ trái pháp luật thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự xem xét hủy GCNQSDĐ đó theo quy định tại Điều 34 BLTTDS. Đồng thời, Tòa án phải đưa cơ quan đã cấp GCNQSDĐ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và thẩm quyền giải quyết vụ án được xác định theo quy định Điều 32 Luật Tố tụng Hành chính (Luật TTHC) 2015. Với Giải đáp số 02/2016/GĐ-TANDTC nêu trên và quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tại Điều 32 Luật TTHC 2015 thì hầu hết các vụ án dân sự có liên quan đến GCNQSDĐ trái pháp luật đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

– Trong trường hợp gia đình bạn không có giấy tờ nào ghi nhận về nguồn gốc của 2m đất đó thì gia đình hàng xóm vẫn phải để cho gia đình bạn lối đi chung mà không được xây nhà lấn chiếm phần đi chung đó. Căn cứ theo Điều 254 quy định về quyền về lối đi qua như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì cả gia đình bạn và gia đình hàng xóm đều đã sử dụng chung lối đi đó nhiều năm trời, vậy nên nếu gia đình hàng xóm cũng không chứng minh được nguồn gốc về phần đất đó do họ được thừa kế, tặng cho hay chuyển nhượng,.. mà có thì phần đất này sẽ được xử lý là đất thuộc sở hữu chung, không được đưa vào sổ đỏ của bên nào.

2. Tư vấn giải quyết tranh chấp ranh đất ?

Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp: Tôi có một thửa đất 1000m2, hàng xóm đã xây nhà lấn trên đất của tôi khoảng 1m. Nay tôi muốn xây dựng lại hàng rào bảo vệ đất. Tôi xây cách ra với móng nhà 0,4m-0,6m khi đến cây cột trước nhà tôi xây cua vào đề cập theo trụ ranh thì hàng xóm đã đập phá hàng rào của tôi. Trước khi xây hàng rào tôi đã nhờ địa chính xã và huyện đo lại đúng ranh đất, thương lượng cùng hàng xóm rồi đồng ý làm như vậy mà khi xây lên thì bị đập. Công an xã cũng đã lập biên bản Nếu bây giờ tôi muốn lấy lại phần đất mà lấn chiếm có được không? Phần bị đập có được bồi thường không?

Xin Luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn

-Thuy Linh Dang

Trả lời:

Điều 176 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, do bạn xây hàng rào đúng tại ranh giới đất và đã thỏa thuận với nhà hàng xóm rồi nên hành vi này hoàn toàn đúng pháp luật. Việc hàng xóm lấn đất nhà bạn là sai và bạn có quyền đòi lại phần đất gia đình bạn đã bị lấn chiếm nếu gia đình bạn có thể đưa ra chứng cứ chứng minh phần đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn (chẳng hạn như thể hiện trong sổ đỏ). Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất này thì trước tiên bạn phải gửi đơn kiến nghị lên UBND xã phường để thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải không thành thì bạn nộp đơn khởi kiện lên Tòa án để Tòa án giải quyết tranh chấp.

Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp

Đồng thời Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng nêu rõ:

“Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Đối với tranh chấp đất đai của gia đình bạn, nếu có đủ chứng cứ chứng minh 1m đất trên thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn thì bạn nộp đơn kiến nghị lên UBND xã để tiến hành hòa giải, nếu không hòa giải được thì bạn nộp đơn khởi kiện lên Tòa án để đòi lại phần đất này.

Ngoài quyền được đòi lại phần đất đã bị lấn chiếm thì gia đình bạn cũng có quyền đòi bồi thường đối với hành vi đập phá hàng rào của nhà hàng xóm gây ra theo quy định tại Điều 170 về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

3. Hỏi về sử dụng đất liền kề và khởi kiện tranh chấp đất ?

Chào luật sư, mong luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc: nhà tôi và nhà hàng xóm có 2 thửa ruộng liền kề nhau. Từ xưa đến nay đều trồng lúa. Nhưng nay nhà hàng xóm kêu xe múc đất làm mương nước và múc đến nửa bờ ruộng. Và trồng hàng rào là quá nửa bờ ruộng. Khi vét mương như vậy thì phần ruộng nhà tôi có nguy cơ bị sạt lở. Tôi có thỏa thuận nhưng họ không chịu lấp. Như vậy họ có đúng không ? Nếu không tôi có thể khởi kiện không? Cám ơn luật sư

-THANH HOÀNG

Trả lời:

Căn cứ Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015, nhà hàng xóm đã có hành vi vi phạm quy định về đảm bảo an toàn trong xây dựng công trình, cụ thể như sau:

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường

Nếu việc làm mương của nhà hàng xóm có nguy cơ gây sạt lở, gây thiệt hại cho gia đình bạn, thì trước tiên bạn có quyền yêu cầu UBND xã phường hòa giải, yêu cầu bên kia chấm dứt hành vi trái pháp luật, hòa giải không thành thì bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án. Cụ thể:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.

4. Tư vấn về tranh chấp lối đi chung ?

Chào luật sư! Em xin cho hỏi về vấn đề đường đi chung cụ thể như sau: nhà kế bên làm hàng rào ngoài trước để mọi người không đi được rồi nói để mới làm nền xi măng lại cho sạch sẽ cho em đi, riêng chỉ có nhà em đi được thôi nhưng sau này không biết sao nhà đó làm hàng rào sát vách nhà của em luôn và bây giờ nói là đường đi đó của họ, nếu làm cái gì phải thông qua họ mới cho làm. Như vậy, thưa luật sư về ranh đất mà làm sát nhà như thế có đúng không và con đường đi từ trước tới giờ mà hiện tại người ta giành có hợp pháp chứ! Em xin cảm ơn luật sư.

-NGUYỄN TƯỜNG DUY

Trả lời:

Khoản 1 Điều 176 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

Như vậy, nhà hàng xóm chỉ được xây dựng hàng rào trên phần đất của mình. Nếu hàng rào được dùng để làm ranh giới với nhà bạn thì chủ nhà hàng xóm cũng nên có thỏa thuận với nhà bạn. Về việc lối đi qua, trong trường hợp nhà bạn bị bao vây bởi các bất động sản liền kề thì bạn có quyền yêu cầu nhà hàng xóm dành cho gia đình bạn một lối đi hợp lí trên phần đất của họ. Cụ thể,tại khoản 1 điều Điều 254 quy định quyền về lối đi qua như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận nào khác thì gia đình bạn phải đền bù cho nhà hàng xóm một khoản tiền tương ứng để được hưởng quyền đi qua này. Mức đền bù do các bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau.

5. Tư vấn tranh chấp xây dựng hàng rào lấn ra đường giao thông nông thôn ?

Nhờ anh chị tư vấn dùm! Tháng 10 năm 2016, gia đình bà Nguyễn Thị T xây dựng hàng rào lấn ra đường giao thông nông thôn khoảng 1,5m (phần diện tích lấn bằng với các hộ giáp ranh, nhưng do nhà bà Thành ở ngã ba của đường nên khó cho việc chạy xe). Nhà tôi không liền kề với nhà bà Thành do đó việc tôi khiếu nại có đúng không. Nếu được tôi sẽ gửi đơn cho cơ quan nào giải quyết.

-Đào Thị Bạch Nhật

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì gia đình bà T xây dựng hàng rào lấn ra đường, gây cản trở giao thông. quy định, việc xây hàng rào chỉ được thực hiện trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Do đó, việc bà T xây hàng rào trên phần đất không thuộc phạm vi đất được quy định trong nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà T đã vi phạm pháp luật.

Hành vi lấn chiếm đất bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 như sau:

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Như vậy, đối với hành vi của bà T là lấn chiếm đường giao thông thì bạn có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Bạn có thể làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân xã để phía xã xem xét giải quyết yêu cầu của bạn.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực nhà đất, bất động sản… Hãy gọi ngay: (nhấn máy lẻ phím 4) để được

6. Thực hiện giải quyết tranh chấp lối đi chung như thế nào ?

Kính chào luật sư, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư: Năm 1991 ông A được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do sai sót cơ quan cấp giấy đã cấp cả phần đất của anh trai liền kề vào giấy GNQSD đất nhà ông A. Năm 1997 anh trai ông A bán cho 1 người khác, đến năm 2013 bên gia đình mua đề nghị ông A làm thủ tục chuyển nhượng QSD đất, khi đó 2 bên thỏa thuận để lại 1 lối đi chung (được chấp thuận giấy CNQSD đất đã tách phần ngõ đi chung là 21m2).

Năm 2014 ông A có đơn đề nghị UBND xã giải quyết ngõ đi chung và UBND xã đã tổ chức mời 2 bên gia đình lên UBND xã, sau buổi hòa giải 2 bên nhất trí với phương án trả phần ngõ đi và ký vào biên bản tại UBND xã. Gia đình mua đất của anh trai ông A đã thức hiện xây dựng lại tường rào theo đúng ranh giới trong giấy GNQSD đất và trả lại phần diện tích ngõ đi như đã thỏa thuận, nhưng sau 10 ngày đã thực hiện xong. Gia đình ông A là nguyên đơn yêu cầu vẫn chưa thực hiện việc trả lại diện tích ngõ đi như đã thỏa thuận. Tình huống này nên giải quyết như thế nào? UBND xã có quyền ra quyết định xử phạt và cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên phần diện tích đã để lại làm lối đi chung hay không? Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: N.K

Thực hiện giải quyết tranh chấp lối đi chung như thế nào ?

Trả lời:

Kính chào bạn N.K, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn. Theo như thông tin của bạn, trường hợp này chúng tôi xin tư vấn cho bạn cách giải quyết như sau:

Bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Ủy ban nhân dân xã, yêu cầu gia đình ông A tuân thủ theo đúng thỏa thuận của hai bên, trả lại diện tích ngõ đi chung. Nếu như sau khi Ủy ban nhân dân xã không thực hiện giải quyết, hoặc Ủy ban nhân dân xã đã giải quyết nhưng gia đình ông A tiếp tục không thực hiện, không trả lại ngõ đi chung, gây khó khăn cho cuộc sống của gia đình bạn thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp về lối đi chung.

Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì UBND xã, phường không có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng. Cụ thể:

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Trong đó các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định thuộc thẩm quyền của UBND xã gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

đ) Những biện pháp khác được quy định tại Nghị định này.

Nếu khởi kiện tại Tòa án, đơn khởi kiện của bạn được phải được gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có bất động sản bị tranh chấp, gửi kèm theo đơn khởi kiện là biên bản hòa giải/thỏa thuận về việc dành ra lối đi chung.

Trong trường hợp này, mặc dù ông A không thực hiện thỏa thuận nhưng cũng không phải là hành vi bị xử phạt. Ủy ban nhân dân xã cũng không có thẩm quyền cưỡng chế, phá dỡ công trình trả lại lối đi chung. Hồ sơ khởi kiện gồm:

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán đất; Giấy tờ xác nhận của UBND xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật;

– Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu ( bản sao công chứng hoặc chứng thực)

– Biên bản hòa giải không thành của ủy ban nhân dân cấp xã (phường)

– Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính,giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất…

>> Xem thêm:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *