Giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp công ty tôi giao kết hợp đồng với người cao tuổi thì có cần điều kiện gì không và sẽ đóng bảo hiểm cho người lao động như thế nào ? Rất mong được Luật sư giải đáp, cảm ơn Luật sư ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Bộ Luật lao động năm 2012

– Luật bảo hiểm xã hội 2014

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động

– Luật bảo hiểm y tế năm 2014

– Luật việc làm 2013

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ Luật lao động 2012, người cao tuổi được quy định là trên 60 tuổi đối với lao động nam và trên 55 tuổi đối với lao động nữ. Khi doanh nghiệp sử dụng lao động là người lao động cao tuổi thì có thể ký hợp đồng lao động với điều kiện có sự thỏa thuận của cả 2 bên và người lao động cao tuổi đủ điều kiện về sức khỏe, môi trường lao động không độc hại, nguy hiểm, tính chất công việc không phải công việc nặng nhọc, quá sức. 

Theo Điều 167 Bộ Luật lao động năm 2012 và Điều 6 Nghị định 05/2015 NĐ-CP : 

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc

1. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động

Như vậy, trong trường hợp người cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh và người sử dụng lao động có nhu cầu, hai bên có thể tiến hành ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về môi trường làm việc, tính chất công việc và trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi. 

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong trường hợp người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu thì không thuộc các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Điều 123 : 

9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động đang hưởng lương hưu là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng nên cơ quan bạn không phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng lương hưu.

Điều 12 : Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Theo đó, người lao động đang hưởng lương hưu thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, phía cơ quan bạn phải trả cho người lao động này một khoản tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định pháp luật. 

Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012 : 

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định. 

Đối với trường hợp người lao động cao tuổi không được hưởng lương hưu , cơ quan bạn phải tiến hành đóng bảo hiểm y tế, bảo hiễm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *