Giao hàng kém chất lượng có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vì giao hàng có độ biuret không đạt tiêu chuẩn do hợp đồng quy định và thương nhân Nhật đã cam kết hỗ trợ cho DN Việt Nam 11.700 USD theo biên bản thoả thuận ngày 22/8/1996, nhưng còn thiếu 3.700 USD, do đó, thương nhân Nhật phải có trách nhiệm trả tiếp cho DN Việt Nam số tiền này.

Thực tế thương nhân Nhật giao các bao UREA bên trong có vón cục hoặc đóng cứng, trọng lượng các bao không đều, nên DN Việt Nam phải tái chế, đóng gói lại. Việc này thương nhân Nhật đã thừa nhận trong bản biện minh ngày 29/6/1996, vì vậy thương nhân Nhật phải bồi thường những thiệt hại phát sinh trực tiếp gồm:

>> gọi:   

 

Chi phí giám định: 13.304.880 VND.

Chi phí lưu kho để đóng lại lô hàng chỉ được tính căn cứ vào và phiếu chi tiền thuê kho, từ 29/8/1996 đến 15/11/1996 (2 tháng rưỡi).

1.314,84 tấn x 10.000 VND/tấn/tháng x 2,5 tháng = 32.871.000 VND.

Phí bốc nhập hàng vào kho để tái chế, đóng gói lại hàng là 7.889.040 VND.

Phí bốc xuất hàng từ kho cảng kể cả khi không phải tái chế đóng gói lại hàng thì DN Việt Nam vẫn phải chi, vì DN Việt Nam phải bốc hàng từ kho để vận chuyển giao cho người mua lại hoặc chở về kho của mình. Sau khi tái chế DN Việt Nam đã giao hàng cho người mua lại tại kho của công ty tái chế. Do đó, DN Việt Nam không có quyền đòi bồi thường chi phí này.

Chi phí vận chuyển hàng từ cảng Bến Nghé về kho của công ty tái chế không phải là thiệt hại trực tiếp do phải tái chế đóng gói lại hàng, bởi vì nếu không phải tái chế đóng gói lại hàng thì DN Việt Nam vẫn phải có nghĩa vụ vận chuyển hàng từ cảng Bến Nghé về kho của mình hoặc để giao cho người mua lại. Vì vậy, thương nhân Nhật không có trách nhiệm bồi thường chi phí này.

Chi phí tái chế, đóng gói lại lô hàng, gồm: Chi phí gia công, đóng gói lại: 86.319.250 VND; Phí bốc xếp nhập tái chế: 2.021.100 VND; Phí trung chuyển phục vụ đóng gói: 2.694.800 VND; Chi phí mua bao bì mới và phiếu chi trừ tiền bán bao bì cũ là: 26.500 bao x 3.100 VND/1 bao – 1.855.000 VND = 80.295.000 VND. Số tiền là:171.330.150 VND.

Tổng cộng = 225.395.070 VND.

Lãi suất đọng vốn NK tính theo mức 1,124%/tháng là hợp lý, vì DN Việt Nam thanh toán tiền hàng theo phương thức L/C trả chậm 330 ngày (tức 11 tháng).

314.099,43 USD x 1,124%/tháng x 3 tháng = 10.591,43 USD.

F. Lãi suất đọng vốn trên số tiền giám định, thuế kho, mua bao bì, đóng gói lại:

225.395.070 VND x 1,25%/tháng x 6 tháng = 16.904.630 VND.

Cộng (A + B + C + D) + E + F = 225.395.070 VND + 10.591,43 USD + 16.904.630 VND = 10.591,43 USD + 242.299.700 VND.

Quy đổi ra USD theo tỷ giá 1 USD = 11.650 VND

= 10.591,43 USD + (242.299.700: 11.650)

= 31.389.684 USD

Tổng cộng: (1) + (2) = 3.700 USD + 31.389,68 USD = 35.089,68 USD.

Căn cứ vào những điều phân tích đó, Trọng tài ra phán quyết buộc thương nhân Nhật phải trả cho DN Việt Nam tiền hỗ trợ độ biuret không đạt còn thiếu cộng với chi phí tái chế là 35.089,68 USD.

Bình luận và lưu ý

Qua tranh chấp nêu trên, chúng ta thấy rằng DN Việt Nam đã kịp thời làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, khiếu nại và thương lượng trực tiếp với DN nước ngoài. Điều quan trọng là đã ký được văn bản thoả thuận ràng buộc trách nhiệm của DN nước ngoài. Mặt khác, khi đi kiện, DN Việt Nam đã cung cấp đầy đủ bằng chứng để chứng minh cho những yêu sách chính đáng của mình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là những yêu cầu không chính đáng thì không nên đưa vào đơn kiện.

CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *