Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại của thành viên công ty hợp danh?

Ngày 25/01/2012,Q, T, D là những kỹ sư xây dựng. Họ cùng nhau thành lập một công ty hợp danh tư vấn thiết kế xây dựng “Đại Phát”. Sau 02 tháng đi vào hoạt động, Công ty Đại Phát kết nạp thêm hai thành viên góp vốn là M.T và Q.H, mỗi người góp 500 triệu VNĐ. Tại cuộc họp thành viên để kết nạp thêm hai thành viên mới này, các thành viên hợp danh trên thoả thuận rằng:

D vì khả năng quan hệ ngoại giao tốt nhưng nhà nghèo, kinh tế khó khăn nên khi chia lợi nhuận thì được hưởng như Q và T, còn khi thua lỗ thì không phải bỏ thêm tiền vào để chịu trách nhiệm. Thoả thuận trên được tất cả các thành viên nhất trí. Việc chia lợi nhuận của năm 2012 đã được thực hiện.

Tuy nhiên, sau hơn hai năm hoạt động, Công ty ĐP đã gặp phải khó khăn và đang bị đòi bồi thường thiệt hại lên đến 12 tỷ đồng. Nguyên nhân là vào tháng 01/2012, công ty đã ký hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng cao ốc P nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Khi công trình đang thi công theo đúng thiết kế thì tầng hầm bị sập, kéo theo sập luôn nhà khách của một số công trình ở bên cạnh gây thiệt hại 12 tỷ đồng. Theo hợp đồng tư vấn mà chủ công trình cao ốc P và công ty thi công sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trên.

Vậy xin hỏi luật sư: Theo luật DN 2014 thì chúng em phải giải quyết như thế nào ạ ? Xin luật sư tư vấn giúp!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại theo luật doanh nghiệp, gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Theo điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 về công ty hợp danh:

“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty…..”

Theo điểm đ khoản 2 điều 176 Luật doanh nghiệp 2014:

“2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Theo điểm a khoản 2 điều 182 Luật doanh nghiệp 2014:

“2. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;”

Như vậy, khi công ty phải bồi thường thiệt hại 12 tỷ đồng thì các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty, còn thành viên góp vốn thì chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *