Dưới 15 tuổi đánh nhau có phải truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Do mâu thuẫn, cãi cọ nhau nên hai học sinh, Nam ( 12 tuổi) và Tuấn( 10 tuổi) đã có hành vi đánh nhau. Trong lúc xảy ra xô xát, Nam đã có hành vi dùng gậy đánh vào người Tuấn, hậu quả là Tuấn chảy nhiều máu, nhập viện và bị gãy 1 đốt xương sống. Gia đình Nam cho rằng, Nam còn nhỏ nên không phải chịu trách nhiệm, không bồi thường. Tôi muốn hỏi, vậy trường hợp này theo quy định của pháp luật sẽ phải truy cứu như thế nào? Cám ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật hình sự năm 2015

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

2. Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì giữa Nam và Tuấn có xảy ra mâu thuẫn, cãi cõ, dẫn đến việc Nam có hành vi bột phát là dùng gậy đánh vào người Tuấn. Hậu quả là làm cho Tuấn bị thương tích, cụ thể là gãy mất 1 đốt xương sống. Nhưng trường hợp này bạn không nói rõ tỷ lệ giám định thương tật là bao nhiêu. Trường hợp này, tôi chia ra các trách nhiệm tương ứng sau đây:

>&gt Xem thêm: 

Thứ nhất, Về trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015.

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015quy định về tội cố ý gây thương tích:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

>&gt Xem thêm: 

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Căn cứ theo quy định trên của pháp luật, thì người nào cố ý gây thương tích cho người khác, thì dựa vào kết quả giám định sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp này không rõ tỷ lệ thương tật là bao nhiêu, mặt khác thì Nam 12 tuổi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, trường hợp này Nam và Tuấn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, Về trách nhiệm hành chính : Căn cứ khoản 1 Điều 5Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 về đối tượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

>&gt Xem thêm: 

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.

Trường hợp này, Nam ( 12 tuổi) và Tuấn( 10 tuổi) chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm năng lực hành chính, nên Nam và Tuấn không thuộc đối tượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.  Do vậy, dù có hành vi đánh nhau, gây tổn thương nhưng Tuấn và Nam cũng đều không phải chịu xử phạt vi phạm hành chính. 

Thứ ba, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Căn cứ quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2105quy định về người chưa thành niên:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Căn cứ quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

>&gt Xem thêm: 

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, trường hợp này Nam có hành vi cố ý gây thương tích nên Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tuấn. Tuy nhiên, Nam ( 12 tuổi) – là người chưa thành niên, nên trường hợp này cha mẹ Nam phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà Nam có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015.

Về mức bồi thường thì sẽ do hai bên gia đình tự thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu tòa giải quyết.  

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

 

>&gt Xem thêm: 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *