Doanh nghiệp ghi sai thông tin nguồn gốc hàng hóa trên bảng kê mua hàng bị xử tội gì?

Cty a có sản xuất gỗ ván ép xuất khẩu. Đơn vị mua hàng là ván bóc của hộ kinh doanh nhưng không có hoá đơn mà đơn vị lập bảng kê thu mua hàng. Cơ quan thuế đi xác minh các hộ kinh doanh bán hàng cho cty a theo danh sách bảng kê thu mua đơn vị cung cấp. Kết quả xác minh các hộ kinh doanh đều khẳng định không bán hàng chi cty a.

Hỏi vậy cty a phạm tội gì và xử lý như thế nào.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP

Chuyên viên trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận Tư vấn pháp luật Thuế – Công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn trong trường hợp công ty A bị cơ quan thuế xác minh nhà cung cấp của hàng hóa đầu vào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề xác định đối tượng hàng hóa trong danh sách lập bảng kê hàng hóa theo quy định tại khoản 2.4 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2014/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ Quyết định và hướng dẫn thi hành luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, hàng hóa mua vào phải lập bảng kê, không phải lập hóa đơn mua hàng trong các trường hợp:

  • Nếu hàng hoá mua là nông lâm thuỷ sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra.
  • Nếu hàng hoá mua là những sản phẩm thủ công được làm từ đay, cói, mây tre đan, nứa, rơm, vỏ dừa… hay những nguyên liệu tận dụng từ những sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công, không kinh doanh trực tiếp bán ra.
  • Nếu mua đất đá, cát sỏi của những hộ cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.
  • Nếu mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.
  • Mua những tài sản hay dịch vụ của hộ cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.
  • Mua hàng hoá hay dịch vụ của cá nhân hộ kinh doanh (không bao gồm những trường hợp đã nếu bên trên) có mức doanh thu dưới mức doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm).

Ván bóc là đối tượng hàng hóa không thỏa mãn các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Đối với trường hợp mua bán hàng hóa là ván bóc, công ty A hiện không lập hóa đơn đối với mặt hàng ván bóc là trái với quy định tại Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC. Trong trường hợp này, công ty A có thể bị xử phạt hành chính tội làm mất hóa đơn (trong cả 2 trường hợp đã lập hoặc chưa lập hóa đơn) theo thông tư 10/2014/TT-BTC Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Thứ hai, về vấn đề sai thông tin trên bảng kê hàng hóa mua vào, cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của sai phạm để xác định tội của công ty A. Thông thường, nếu thông tin người bán sai trên hóa đơn/chứng từ đầu vào và sai phạm này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ đóng thuế, công ty cần bổ sung và điều chỉnh nội dung sai lên cơ quan thuế. Nếu nội dung sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật (như trốn thuế, nhập hàng lậu, nhập hàng kém tiêu chuẩn,…) thì công ty A sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh và tiến hành điều tra sai phạm.

Nếu công ty A không xuất trình được hóa đơn và thông tin người bán được cung cấp cũng sai hoàn toàn thì mức độ nghiêm trọng cũng sẽ được xác định vào giá trị hàng hóa, và truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nếu các thông tin sai trong bảng kê là về địa chỉ nhà cung cấp, nhưng công ty A chứng minh được hoat động thực tế mua bán hàng hóa của mình là đúng với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý tội sai, thiếu thông tin trên chứng từ kế toán và có thể bị yêu cầu bổ sung, thay đổi thông tin trên chứng từ kế toán đó. Nhưng nếu hoạt động mua bán thực tiễn của công ty không đươc phản ánh trên chứng từ kế toán, hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật (mua bán hàng lậu, khai khống hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả,…) thì cơ quan thuế sẽ căn cứ thực tiễn để xử lý. Công ty A phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hậu quả của hành vi sai phạm, đồng thời có trách nhiệm khắc phục, bồi thường cho các bên (nếu có) đối với những thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi sai phạm.

Như bạn nêu trên, nếu toàn bộ các nhà cung cấp đều xác nhận không phát sinh hoạt động mua bán đối với công ty A, tức công ty này đã có dấu hiệu lập chứng từ giả, cơ quan thuế cần kết hợp cùng cơ quan chức năng (quản lý thị trường, công an,…) xem xét cụ thể đối tượng hàng hóa, nguồn tiền,… để xác định tội của công ty A.

Tóm lại, công ty A hiện đang có những dấu hiệu sai phạm quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ kế toán, đó là không lập hóa đơn mua hàng, không chứng minh được nguồn cung cấp hàng hóa. Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tránh những sai phạm, vướng mắc đối với cơ quan chức năng, công ty A cần đảm bảo hoạt động đúng pháp luật và nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật về thuế, kế toán, luật doanh nghiệp,… Nếu không, công ty có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn nữa là truy tố theo pháp luật hình sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *