Định khoản như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư : Anh chị cho em hỏi chút ạ Em có trường hợp như thế này : Tháng 5 công ty em nhập kho 1 lô 10 xe máy A em cho nhập kho bình thường giá nhập 42.000.000/1xe (đã gồm VAT) Tháng 6 công ty em xuất 1 xe trong lô đó ra để làm xe chạy thử, em viết hợp đồng xuất ra người mua hàng chính là tên công ty mình (để đi đăng ký biển số).

Giá trên HĐ là 42.000.000 (đã gồm VAT) Tháng 7 công ty em lại bán chiếc xe đó cho 1 khách hàng Nguyễn Văn B, viết Hóa đơn bán ra tên người mua là Nguyễn Văn B, Số tiền 39.000.000 (đã gồm VAT) Anh chị giúp em định khoản tháng 6 và tháng 7 với ạ. Em cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từcủa Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 35 thông tư 200/2014/TT-BTC :

“Điều 35. Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình

1. Nguyên tắc kế toán

c) Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

– Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

– Có giá trị theo quy định hiện hành.”

Vậy Tháng 6 công ty em xuất 1 xe trong lô đó ra để làm xe chạy thử, em viết hợp đồng xuất ra người mua hàng chính là tên công ty mình (để đi đăng ký biển số).giá trên HĐ là 42.000.000 (đã gồm VAT) Tháng 7 công ty em lại bán chiếc xe đó cho 1 khách hàng Nguyễn Văn B, viết HĐ bán ra tên người mua là Nguyễn Văn B, Số tiền 39.000.000 (đã gồm VAT)

Vậy tại tháng 06 công ty mua xe và đưa vào làm tài sản cố định của công ty mình vậy bạn có thể hạch toán tăng tài sản cố định của công ty mình theo hướng dẫn tại tiết b điểm 3.1 khoản 3 điều 35 thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau: 

” b) Trường hợp TSCĐ được mua sắm:

– Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 331…”

3.10. Các loại thuế khác (33382), Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (3339)

 Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

 Khi thực nộp các loại thuế khác (như thuế nhà thầu), phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, ghi:

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33382, 3339)

Có các TK 111, 112.

Tháng 7 khi bạn thực hiện bán xe cho khách hàng trong trường hợp này công ty bạn thực hiện thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp.

 Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

 Phản ánh số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý, ghi:

Nợ TK 111,112,131

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Phản ánh chi phí về nhượng bán, thanh lý TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111,112, 331.

– Phản ánh giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email  hoặc qua Tổng đài tư vấn

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *