Điều kiện để được tách khẩu riêng cho gia đình ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Công ty xin giấy phép,
Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Hiện giờ tôi đang ở trên mảnh đất mà anh trai cho, nhưng chưa có giấy tờ chuyển nhượng gì cả, mọi giấy tờ vãn tên anh tôi và hàng năm tôi vẫn đóng thuế theo tên anh ấy.

Mục lục bài viết

1. Điều kiện để được tách khẩu riêng cho gia đình ?

Xin chào Công ty Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Hiện giờ tôi đang ở trên mảnh đất mà anh trai cho, nhưng chưa có giấy tờ chuyển nhượng gì cả, mọi giấy tờ vãn tên anh tôi và hàng năm tôi vẫn đóng thuế theo tên anh ấy. Anh tôi lại chưa nhập khẩu vào nên tôi phải nhập khẩu nhờ nhà một người khác. Nay tôi muốn tách khẩu riêng cho gia đình trên mảnh đất mà anh tôi cho thì có được không?

Hôm nay tôi lên công an tỉnh để làm hồ sơ xin tách khâu, thì họ đưa giấy tờ để tôi về phường xác nhận, nhưng phường lại ko xác nhận cho tôi vì họ nói không có giấy tờ nào mang tên tôi cả, ngay cả đóng thuế cũng không mang tên tôi, mà tôi chỉ có duy nhất một cái giấy chứng nhận biển số nhà do UBNDT cấp.

Vậy theo luật sư việc phường từ chối xác nhận cho tôi là có đúng không? Và giờ tôi nên làm những gì để được tách khẩu ?

Tôi xin cám ơn!

Người gửi: an nguyen

Điều kiện để được tách khẩu riêng cho gia đình ?

Trả lời:

Để biết việc phường từ chối xác nhận như vậy có đúng hay không? Bạn cần phải biết được điều kiện để tách khẩu là gì? Căn cứ :

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo , nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Ngoài ra, về thủ tục tách khẩu, bạn sẽ thực hiện theo quy định sau:

+ Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.

+ Người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu: Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, ngoại phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

2. Tư vấn việc vào Hà Nội ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi đã mua 1 căn hộ ở chung cư trên Hà Nội và sổ đỏ đã được cấp đứng tên tôi, nay tôi muốn làm hộ khẩu chuyển từ quê ra Hà Nội thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.T

Tư vấn việc chuyển hộ khẩu vào Hà Nội ?

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 20 , công dân “Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên”… là một trong những trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 thì giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở;

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

– Giấy tờ có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, ph­ường, thị trấn về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên….

Trường hợp của bạn, bạn đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, như vậy căn cứ vào các quy định trên bạn được coi là người “có chỗ ở hợp pháp“. Vì vậy bạn thuộc một trong những trường hợp được đăng ký thường trú tại Hà Nội.

Hồ sơ để đăng ký thường trú (cấp sổ hộ khẩu) được gửi tới công an cấp quận, huyện nơi bạn cư trú.

Hồ sơ bao gồm:

1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

2. Bản khai nhân khẩu.

3. Giấy chuyển hộ khẩu.

4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở của bạn không có tranh chấp).

5. Giấy tờ về tạm trú có thời hạn (sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an xã, phường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú) hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian tạm trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là thư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cám ơn bạn đã lựa chọn và tin tưởng Công ty Xin giấy phép. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

3. Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú ở thành phố ?

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: Tôi mua nhà tại khu Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà nội và tôi đã chuyển ra ở được 3 tháng.

Hộ khẩu thường trú của tôi hiện tại ở huyện Chương mỹ ( Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội). Giờ tôi muốn đằng ký hộ khẩu thường trú tại quận Hoàng Mai, tôi có đủ điều kiện để được đăng ký thường trú tại quận Hoàng Mai không? hay tôi phải đăng ký tạm trú trước 2 năm sau tôi mấy đủ điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận Hoàng Mai? Và tôi cần chuẩn bị những gì?.

Xin cảm ơn!.

>> gọi:

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điều 28, () quy định:

Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà tr­ường và cơ sở giáo dục khác;

c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế”.

Trường hợp của bạn là chuyển nơi thường trú ngoài phạm vi quận Chương Mỹ thuộc thành phố Hà Nội. Do đó, bạn chỉ cần làm hồ sơ chuyển hộ khẩu thường trú trong cùng thành phố trực thuộc trung ương chứ không phải làm thủ tục đăng ký thường trú mới theo quy định trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

4. Có chuyển hộ khẩu tới một gia đình thân quen được không ?

Chào luật sư! hiện nay tôi có hộ khẩu tại Mỹ Đức, tôi muốn được phân công công tác về quận Hà Động nên cần chuyển hộ khẩu tới gia đình một người thân quen tại Hà Đông để thuận tiện cho công việc.

Tôi xin hỏi tôi có chuyển được không, nếu được thì và nhập khẩu như thế nào?

Cảm ơn luật sư!

Có chuyển hộ khẩu tới một gia đình thân quen được không ?

:

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 20 quy định như sau:

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

Trong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ là mình còn độc thân hay không và người thân quen đó là ai nên chúng tôi không thể đưa ra kết luận cụ thể; nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2013 thì bạn được chuyển hộ khẩu vào người thân quen đó. Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 21 như sau:

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật hành chính –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *