Điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh thì bị công an phạt bao nhiêu tiền ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một số vướng mắc pháp lý về mức phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ thông dụng, phổ biến sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại thì bị phạt bao nhiêu tiền ?

Xin luật sư, xin cho tôi hỏi mức phạt hiện nay cho lỗi đi xe máy sử dụng điện thoại di động, là bao nhiêu và có bị giữ bằng lái xe hay không ? Xin cám ơn !

Trả lời:

Căn cứ vào Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy, theo quy định của pháp luật xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi đang tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung đối với hành vi này là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP.

>&gt Xem thêm: 

2. Tư vấn quy trình dựng lại hiện trường va chạm giao thông ?

Thưa luật sư, Cách đây 1 tháng tôi có va chạm giao thông với một người ở đầu ngõ. Sau khi va chạm thì người đó đau hơn tôi, và được người nhà đưa lên viện chụp nhưng chỉ bị phần mềm. Tôi cũng đau nhưng nhẹ hơn nên cũng đi luôn. Sau đó tôi có gọi điện hỏi thăm nhưng phía gia đình người đó có hù dọa.

Và nộp đơn lên phường. Công an Phường đã gọi tôi lên và lấy lời khai, 2 bên lên gặp nhau nhưng không thỏa thận được, phía bên kia tiếp tục gửi đơn lên cấp quận để khởi kiện. Bên CA Quận có đến nhà và yêu cầu tôi mang xe ra để dựng lại hiện trường. Xin luật sư tư vấn cho biết như vậy quy trình có đúng chưa (Công an có đến nhà nhưng không đưa giấy mời, chỉ mời bằng miệng) tôi không đưa xe lên vì không có giấy mời. Như vậy với trường hợp của tôi thì được thực hiện theo điều nào, quy định nào hay các văn bản có liên quan tới vụ việc ?

Xin cảm ơn

Trả lời:

Căn cứ quy định:

Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc khi bên Công an yêu cầu bạn mang xe để tạo dựng hiện trường thì cần có quyết định, có biên bản ghi rõ tình trạng phương tiện. Nếu như không có bất cứ giấy tờ gì mà chỉ mời bằng lời nói là không đủ căn cứ. Chỉ khi có văn bản, giấy tờ hợp pháp thì bạn mới có nghĩa vụ cung cấp phương tiện đã gây tai nạn.

>&gt Xem thêm: 

3. Ai vi phạm luật giao thông và phạm lỗi gì ?

Cho hỏi trong trường hợp sau: Tôi đang chạy xe có 1 người chạy trước. Người đó bất ngờ qua đường. Lúc đó tôi tránh không kịp nên đụng phải. Khi đụng phải cả hai đều mất lái nên chạy qua làn đường bên kia và bị ngã. Trong trường hợp này cho tôi được hỏi ai vi phạm luật và vi phạm luật nào ? Xin cảm ơn.

Người gửi: N.T.T

Trả lời:

Trong trường hợp này bạn không nêu rõ về đoạn đường xảy ra tai nạn thế nào, tốc độ di chuyển của 2 xe ra sao và khoảng cách giữa 2 xe là bao nhiêu nên tôi không thể đưa ra câu trả lời cụ thể cho bạn được.

>&gt Xem thêm: 

4. Tư vấn thẩm quyền và mức xử phạt vi phạm giao thông ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép! Ngày 14/01/2020, tôi đi xe mô tô qua ngã tư rẽ phải không xi nhan thì xuất hiện một anh cảnh sát phường dừng xe tôi, thông báo lỗi vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính do phó trưởng công an phường ký với lỗi chuyển hướng không có tín hiệu mức nộp phạt 400.000đ.

Vậy xin hỏi công an làm việc có một người ở điểm đó có đúng không? Việc bắt lỗi vi phạm chuyển hướng đường không có tín hiệu khi mà tôi rẽ phải không xin nhan đã chính xác chưa? Mức nộp phạt khi đi xe máy có đúng không? Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA, Khoản 1 Điều 76 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP và Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP thì:

Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã

1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.

2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.

3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Đầu tiên, trong trường hợp này bạn không trình bày rõ về tuyến đường nên tôi không thể xác định được tuyến đường bị xử phạt có sự quản lý của công an phường hay không.

Thứ hai, hành vi chuyển hướng không bật đèn tín hiệu không thuộc hành vi vi phạm công an phường được phép xử lý.

Thứ ba, mức nộp phạt này là đúng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP.

>&gt Xem thêm: 

5. Xe đạp, xe thô sơ khác vi phạm luật giao thông có bị xử phạt không?

Trả lời:

Việc xử phạt hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác được quy định tại Điều 8 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;

k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

l) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

p) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty Xin giấy phép

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *