Công ty trả lương sai so với hợp đồng lao động thì phải làm gì?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, em có vướng mắc mong luật sư giải đáp giúp em như sau: em đang làm việc tại một công ty ở Đồng Nai, chức vụ: công nhân kiểm phẩm, hợp đồng lao động ký kết thời hạn một năm. Sau thời gian thử việc, công ty ký kết hợp đồng với em làm hai bản: một bản công ty giữ còn một bản thì em giữ. Hiện tại em làm gần được hai tháng, mức lương cơ bản trong hợp đồng là 42.586.000 đồng (bốn mươi hai triệu năm trăm tám sáu nghìn đồng).

Vậy cho em hỏi: em muốn công ty trả lương đúng như trong hợp đồng đã thỏa thuận có được hay không? Nếu công ty không chấp nhận chi trả đúng lương như trong hợp đồng thì em phải làm như thế nào? 

Xin luật sư tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 15, Điều 16  quy định về hợp đồng lao động và hình thức hợp đồng lao động, theo đó: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

>&gt Xem thêm: 

Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

“Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã qua thời gian thử việc với công ty, và sau đó, công ty cũng đã ký hợp đồng lao động chính thức với bạn với mức lương ghi trong hợp đồng lao động là 42.586.000 đồng (bốn mươi hai triệu năm trăm tám sáu nghìn đồng). Tại thời điểm giao kết hợp đồng, hai bên hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc. Do đó, bạn đương nhiên được phép yêu cầu trả cho bạn mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 42.586.000 đồng (bốn mươi hai triệu năm trăm tám sáu nghìn đồng). Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn là công nhân kiểm phẩm, nên có thể nhân viên hành chính – nhân sự của công ty đã in nhầm mức tiền lương của bạn, do đó, bạn nên đề nghị Ban lãnh đạo công ty có văn bản trả lời và nêu rõ lý do vì sao lại ghi trong hợp đồng lao động là 42.586.000 đồng (bốn mươi hai triệu năm trăm tám sáu nghìn đồng) để tránh những tranh chấp không đáng có.

Trong trường hợp, bạn yêu cầu công ty trả lương cho bạn với mức 42.586.000 đồng (bốn mươi hai triệu năm trăm tám sáu nghìn đồng) nhưng công ty không chi trả thì căn cứ theo khoản 3 Điều 13  quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiền lương với mức hình phạt khi công ty không trả lương cho bạn đúng thời hạn tương ứng như sau:

“a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; 
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. “

Ngoài ra, công ty của bạn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Bạn có thể thực hiện một trong các hìnhcách thức sau để bảo vệ quyền lợi cho bạn:

Cách thứ nhất: bạn sẽ làm đơn khiếu nại nộp trực tiếp đến Ban lãnh đạo giám đốc công ty để yêu cầu bồi thường và yêu cầu nêu rõ nguyên nhân vì sao đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn mà không có lý do chính đáng.

>&gt Xem thêm: 

Cách thứ hai: bạn có quyền nộp đơn Khiếu nại tới một trong các chủ thể có thẩm quyền sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính; hoặc Sở Lao động, Thương Binh & Xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính của công ty của bạn.

Cách thứ ba: bạn có quyền nộp đơn Khởi kiện tới trực tiếp Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *