Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động với lý do chưa bồi thường chi phí đào tạo thì có đúng luật không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Em có câu hỏi muốn hỏi về luật lao động ạ. Em mới xin nghĩ bên công ty mà công ty em lại không trả sổ bảo hiểm và bảo nếu muốn trả sổ bảo hiểm thì phải bồi thường tiền chi phí đào tạo. Mà chi phí đào tạo 5 triệu / 1 tháng.

( tổng là 3 tháng)hồi kí hợp đồng đào tạo em đọc khoản tiền bồi thường em chỉ nghi là nếu bồi thường chỉ bồi thường những cái mà công ty cử đi học. Nhưng giò bên công ty nói đó là tiền đào tạo em vô công ty làm. Thay vì theo luật đó gọi là thì bên này gọi đó là hợp đồng đào tạo. Vậy cho em hỏi em nên giải quyết như thế nào để lấy lại bảo hiểm. Và cái đền bù 5 triệu / tháng có đúng theo pháp luật và em nên giải quyết như thế nào ạ. Em cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012

Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội.

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Thứ nhất, quy định về hợp đồng học nghề, đào tạo nghề và bồi thường chi phí đào tạo khi hoàn tất quá trình đào tạo.

Khi bạn mới với làm việc ở công ty và bạn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật, bạn cần phải được đào tạo nghề trước khi được làm việc cho người sử dụng, để đảm bảo bạn có thể nắm bắt được những công việc cần làm và phải làm như thế nào, và những kiến thức cần thiết khi bước vào tiến trình làm việc. Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình. Người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề.

Bạn và bên người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động, bản hợp đồng đạo sẽ được lập 2 bản, bạn sẽ giữ 1 bản.

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung cơ bản sau: Nghề đào tạo; Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; Chi phí đào tạo; Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Như vậy, theo phân tích trên thì bên người sử dụng lao động được quyền ký hợp đồng đào tạo nghề với bạn nếu như bạn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của người sử dụng lao động đề ra, và việc bên người sử dung lao động có bỏ ra chi phí để đào tạo bạn cũng được thể hiện rõ trong nội dung của hợp đồng đào tạo trên cơ sở quy định của pháp luật lao động. Việc bạn nghỉ việc mà không tiếp tục ký kết hợp đồng chính thức với công ty là điều khoản được đưa ra trong hợp đồng về việc bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ này.

Thứ hai, Việc trả sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng đào tạo với công ty

Khi bạn và công ty không tiếp tục ký kết chính thức nhưng trong quá trình đào tạo công ty có đóng bảo hiểm xã hội cho bạn công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn vì lý do bạn chưa trả được số tiền bồi thường chi phí cho công ty là không đúng quy định của pháp luật lao động.

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Trên tinh thần và quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn trong 7 ngày từ ngày chấm dứt hợp đồng và trường hợp đặc biệt có tính chất phức tạp có thể kéo dài là 30 ngày dù bạn đã hoàn trả được khoản tiền bồi thường chi phí đào tạo hay chưa. Nếu như khi bạn đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho người sử dụng lao động về những sai phạm mà họ mắc phải mà họ không có chiều hướng thay đổi khi bạn gửi đơn lên ban giám đốc để nêu lên ý kiến của người lao động, thì bạn có thể gửi đơn lên công đoàn cơ sở nếu vẫn không làm rõ ràng và thay đổi được vấn đề. Bạn có quyền gửi đơn lên Phòng lao động thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc gọi điện thoại đến Liên đoàn lao động để yêu cầu giải quyết khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *