Có được ký hợp đồng thời vụ sau khi khí hợp đồng thử việc không ? Mức lương thử việc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hợp đồng thời vụ có khác với hợp đồng thử việc không ? Mức tiền lương mà người lao động được hưởng khi ký hợp đồng thử việc là gì ? Các bên (người lao động và người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc không ?… các vấn đề trên sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Có được ký hợp đồng thời vụ sau khi khí hợp đồng thử việc không ?

Chào luật sư, Em muốn hỏi công ty Em mới đi vào hoạt động lĩnh vực viết phần mềm, sếp Em nói thử việc nhân viên 2 tháng rồi sau đó ký hợp đồng tạm thời 3 tháng để tránh đóng bảo hiểm, khi công ty ổn định sếp sẽ ký hợp đồng chính thức cho nhân viên.

Nếu cơ quan thuế có hỏi thì sẽ giải trình là vì công ty mới hoạt động nên sau tạm thời ký thời vụ vì không biết thời gian đầu có doanh thu không, nếu ký chính thức sẽ thiệt cho cả nhân viên và công ty. Nếu làm như sếp Em thì có đúng không ah? Nếu không được thì có cách nào để không phải đóng bảo hiểm không ah? công ty em mới hoạt động được 3 tháng ?

Em cảm ơn!

Người hỏi: NL Hương

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Theo khoản 2 điều 26 thì:

“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc”. Vì vậy việc giám đốc công ty bạn cho nhân viên thử việc hai tháng rồi kí hợp đồng lao động mùa vụ là trái quy định của pháp luật.

quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên”

Điều 22 Bộ luật lao động: Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

…c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Theo đó thì nếu giám đốc công ty bạn muốn để công ty đi vào hoạt động ổn định đã rồi mới kí hợp đồng dài hạn và đóng bảo hiểm cho nhân viên thì có thể kí hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 3 tháng vì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên pháp luật lao động cũng quy định rằng: “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo , ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác” nên việc công ty bạn không muốn đóng bảo hiểm ngay cho nhân viên khó có thể thực hiện được.

Trân trọng./.

2. Quy định mới nhất về chế độ thử việc, tiền lương thử việc

Thời gian thử việc và lương: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của .

Trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Thời gian thử việc đối với người lao động làm thử được quy định như sau:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Trân trọng!d

3. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tiền lương trong thời gian thử việc được tính như nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo như điều 28, bộ Luật lao động 2012 quy định thì: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó”.

Điều đó có nghĩa là khi thử việc, người lao động vẫn nhận được lương thử việc, và lương thử việc đó ít nhất phải bằng 85% lương chính thức của công việc đó.

Và theo điều 29, bộ Luật lao động 2012 quy định: ” Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”.

Như vậy trong thời gian thử việc, vì lý do không phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc, người lao động vẫn có quyền xin chấm dứt làm việc mà vẫn được hưởng lương thử việc theo số ngày mà họ đã làm việc cho công ty.

Kể cả khi người lao động làm chỉ 1 ngày công thì vẫn được trả lương theo quy định của pháp luật.

Công thức tính như sau:

Lương ngày = ([Lương+Phụ cấp(nếu có)] chia cho ngày công chuẩn của tháng) rồi nhân số ngày làm việc thực tế

Có nghĩa là nếu lương thử việc của bạn là 3.500.000 đồng, bạn làm việc được 2 rồi nghỉ thì bạn sẽ vẫn nhận được lương theo công thức:

Lương = (3.500.000/24) x 2 = 291,666 (nghìn đồng)

Trong đó:

– 3.500.000 là lương thử việc.

– 24 là số ngày công trong tháng ( có thể là 22 hoặc 26 do chính công ty quy định)

– 2 là số ngày mà bạn đã làm việc.

Theo công thức trên thì dù bạn đang thử việc nhưng sau 2 ngày làm việc bạn cảm thấy không phù hợp thì bạn xin nghỉ, bạn vẫn nhận được lương là 291,666 nghìn đồng.

Để tránh trường hợp công ty không giải quyết tiền lương thử việc cho bạn, tôi khuyên bạn:

– Luôn luôn hỏi phía công ty về việc chi trả lương thử việc hay không, nếu có thì tính theo như thế nào.

– Dù chỉ là thử việc nhưng cũng vẫn phải có hợp đồng hẳn hoi.

– Thỏa thuận hợp đồng bằng miệng cũng được pháp luận công nhận là có thành lập hợp đồng, tuy nhiên mọi người nên có bằng chứng xác nhận là đã có việc thành lập hợp đồng này từng diễn ra để tránh việc trốn tránh trách nhiệm/pháp lý về sau.

4. Số lần thử việc và trách nhiệm người sử dụng lao động khi hết thời gian thử việc

Thưa luật sư. Tôi chuyển công tác từ một đơn vị con sang công ty con trong một tập đoàn có phải trải qua thời gian thử việc không (Công việc ở đơn vị mới cũng giống đơn vị cũ đã làm hơn 4 năm)? Sau thời gian thử việc 02 tháng, tôi tiếp tục làm thêm 25 ngày đến nay tôi chưa có quyết định phân công nhiệm vụ mới ở đơn vị mới có vi phạm không ? (tôi đã hoàn thành thời gian thử việc được trưởng bộ phận xác nhận gửi phòng tổ chức lao động)?

Xin cảm ơn!

>> Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Điều 27 quy định về Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, bạn phải xem xét hợp đồng lao động đã ký kết có cùng một người sử dụng lao động ký với cùng 1 công việc hay không. Nếu điều kiện này đúng thì bạn chỉ phải thử việc 01 lần

Điều 7 Thông báo kết quả về việc làm thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

Như vậy, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hết thời gian thử việc là phải thông báo cho người lao động trong thời gian 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc. Nếu vi phạm thì người sử dụng lao động bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 6 sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;

b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Lương thử việc như thế nào là đúng quy định của pháp luật ?

Thưa Luật sư, cho em hỏi mức lương công nhân thử việc là 85% của 3.745.000 nghĩa là một tháng nếu công nhân làm đủ 26 ngày công thì nhận được 3.183.000. Như vậy có đúng với quy định không?

Mong nhận được phản hồi. Em cám ơn.

>> Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Điều 28 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau:

“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại quy định về mức lương tối thiểu vùng người lao động theo hợp đồng lao động như sau:

“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.”.

Như vậy, mức lương công nhân thử việc là 85% của 3.745.000 đồng ( giả sử bạn đang công tác tại khu vực I và đã qua đào tạo thì mức lương công việc thấp nhất bạn được hưởng là 3.500.000 + 7%x 3.500.000 = 3.745.000 đồng ) bằng 3.183.000 đồng là đúng quy định của pháp luật.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *