Có được đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong Hồ sơ mời thầu ? Trách nhiệm của chủ đầu tư xác đinh thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: 1. Hồ sơ mời thầu có được chỉ rõ tên hàng hóa, xuất xứ, hãng sản xuất không? 2. Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không? Cảm ơn!

1/ Hồ sơ mời thầu có được chỉ rõ tên hàng hóa, xuất xứ, hãng sản xuất không?

Theo quy định Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, , làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm , nhà đầu tư.

Trước hết là đấu thầu theo hình thức gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thì pháp luật qui định như sau:

Căn cứ điểm i, khoản 6 Điều 89 có quy định về hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau:

“Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế”

Bên cạnh đó khoản 7 Điều 12 về có quy định:

“Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa. Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế”.

Như vậy, quy định chung đều cấm việc nêu yêu cầu về xuất xứ nhãn hàng hóa, tuy nhiên chỉ đưa ra nội dung cấm đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

Thứ hai, đối với hình thức , Khoản 1 Điều 4   có quy định: “Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.”

Như vậy, nếu hồ sơ mời thầu của bạn theo hình thức chỉ định thầu thì có thể chỉ rõ xuất xứ của hàng hóa.

2/ Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?

Theo qui định tại điểm c) khoản 1 Điều 74 Luật đấu thầu 2013 có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau:

“1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.”

Như vậy chủ đầu tư có thể lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị (hồ sơ yêu cầu) báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định định.

Trân trọng ./.

Bộ phận đấu thầu – Công ty Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *