Chính sách thuế thu nhập cá nhân: Sao lại “phù thủng” tùy nghi?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sau hai năm áp dụng, Luật thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống. Chính phủ và các bộ, ngành chưa tìm ra giải pháp hoàn thiện trong việc áp dụng luật thuế này. Từ tiêu chí “thu”, rồi “giãn”, “giảm”, “hoãn” đến nay lại quay về điểm xuất phát là “miễn” thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với đối tượng bậc 1 cho đến hết 31/12/2011.

Loay hoay với bài toán thuế TNCN, Bộ Tài chính dự thảo kiến nghị Quốc hội điều chỉnh về thuế TNCN, trong đó có ba nội dung:

– Thứ nhất, miễn 5% đối với thu nhập từ cổ tức của nhà đầu tư chứng khoán (trừ cổ tức ngân hàng, tổ chức tín dụng);

– Thứ hai, miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển nhượng) do thị trường chứng khoán đang rất khó khăn, nhà đầu tư không có thu nhập;

– Thứ ba, miễn thuế đối với những người ở bậc 1 tương đương 9 triệu đồng, độc thân. Đây là nhóm người khó khăn nhất trong những người phải nộp thuế, và số thuế được giãn trong 1 tháng tối đa 250.000 đồng/người.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất không (VAT) đối với suất ăn giữa ca trong trường hợp doanh nghiệp tự nấu cho người lao động, kể cả trường hợp doanh nghiệp khác nấu suất ăn giữa ca bán cho công nhân tại địa điểm nhà máy, trụ sở doanh nghiệp. Doanh nghiệp được khấu trừ VAT đầu vào trong trường hợp tự nấu hoặc mua suất ăn của doanh nghiệp cung ứng. Đây là đề xuất chặt chẽ, chi tiết đến lòng vòng khó hiểu.

Cái vòng lẫn quẩn nêu trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách còn khá lúng túng trong việc giải quyết quốc kế dân sinh. Một chính sách có định hướng bao giờ cũng mang tính ổn định và ngược lại chứ không thể “phù thủng” tùy nghi. Điều này đặt trọng trách rất nặng lên các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan giám sát dân cử. Điểm lại quá trình xây dựng và áp dụng từ năm 2007 đến nay cho thấy, sự ra đời của luật thuế TNCN trong thời gian qua là chưa thật sự chín muồi bởi hai lý do:

>> 

1. Chưa nghiên cứu kỹ lưỡng loại hình thuế TNCN này là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện:

Thực chất, thuế thu nhập cá nhân là loại hình đánh thuế vào người có thu nhập cao. Vậy ai là người có thu nhập cao trong xã hội ta hiện nay? Theo các phương pháp đo lường phối hợp (cả định lượng và định tính), Việt Nam hiện tại chỉ đưa ra được ngưỡng nghèo “không bền vững” và phải tiếp tục hoàn thiện chứ chưa có phương pháp hay công trình nghiên cứu nào về “ngưỡng” thu nhập cao. Chính vì không biết ai là người có thu nhập cao nên nhà làm luật đã “bắt đáy” thu nhập bằng nhiều nấc bậc khác nhau, ngõ hầu tìm ra người chịu thuế.

Trong bảy bậc chịu thuế từ 5 – 35%, nhà hoạch định chính sách không biết vô tình hay hữu ý đã “thu hẹp” diện chịu thuế đối với người tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Điển hình là từ bậc 1 đến bậc 2 chỉ số tăng trưởng 100% (60 – 120 triệu đồng) và áp mức thuế tăng tương ứng từ 5% lên 10%. Nhưng bắt đầu từ bậc 3 trở đi, mỗi bậc, nhà làm luật đã “bốp” mất ít nhất 24% tăng trưởng như: từ 120 – 216 triệu đồng thay vì 120 – 240 triệu đồng, trong khi mức vẫn lũy tiến 5% mỗi bậc. Thay vì người tạo ra nhiều của cải cho xã hội sẽ được giữ mức tăng trưởng ổn định và đáng được như thế thì họ bị thu hẹp diện chịu thuế lần lượt từ bậc 4 trở đi là: 48%, 144% và 288%.

Tiếp theo là cách tính người phụ thuộc quá rườm rà và không cần thiết. Bản chất luật thuế TNCN đã chỉ ra chủ thể chịu thuế là cá nhân có thu nhập cao. Việc còn lại là xác định ngưỡng chịu thuế duy nhất chung cho tất cả các đối tượng có thu nhập cao. Tuy là một mức thuế suất chung, song số tiền nộp thuế sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập kiếm được. Mức ấn định này phải bảo đảm thực sự là “cao” sau khi trừ các chỉ số lạm phát, giá tiêu dùng (CPI),… và phải chuẩn hóa bằng công thức cụ thể. Như vậy, người có thu nhập cao là người có thu nhập còn lại đạt đến ngưỡng ấn định chịu thuế sau khi giảm trừ các khoản chi phí sinh hoạt thiết yếu của bản thân, người phụ thuộc [mức chi phí sinh hoạt thiết yếu của bản thân x số người phụ thuộc], chi phí y tế,… Cách tính này chưa hẳn tối ưu, song trước mắt ngăn chặn được hai trạng thái tiêu cực:

– Người tạo ra nhiều của cải cho xã hội không bị tác động tiêu cực về mặt tâm lý mau bị “đội cấp” chịu thuế. Ngược lại, ngưỡng chịu thuế duy nhất sẽ kích thích người muốn có thu nhập cao đầu tư mở rộng sản xuất, tạo đà tăng trưởng cho bản thân và xã hội. Thể hiện chính sách bình đẳng về hiệu suất lao động, tưởng thưởng thành quả lao động do họ đạt được một cách công bằng nhất.

– Tránh tâm lý chây ỳ, ỷ lại của người phụ thuộc. Thúc đẩy sự năng động sáng tạo và đa dạng hóa phương thức tự tạo nguồn thu theo từng hoàn cảnh cụ thể. Kích thích sự phấn đấu và tinh thần vượt khó làm giàu chính đáng trong mọi tầng lớp xã hội.

2/ Thiếu đầu tư đồng bộ hạ tầng cơ sở và tính bù trừ giữa nghĩa vụ và quyền lợi về thuế:

Một trở ngại không nhỏ trong việc xác định thu nhập của người chịu thuế là sự thiếu đồng bộ về hạ tầng cơ sở. Những năm gần đây, các ngân hàng đã nỗ lực đầu tư hệ thống giao dịch tự động qua máy ATM, nhưng dường như những nỗ lực này chưa được cộng hưởng từ bên trong hệ thống liên ngân hàng. Điều này cũng làm giảm tiến độ quản lý về mặt nhà nước đối với người có thu nhập chịu thuế. Tuy chưa đồng bộ hóa trong việc kiểm soát thu nhập và tiện ích ngân hàng, nhưng chính sách thuế TNCN tỏ ra nóng vội khi áp dụng đại trà trong cả nước.

Theo số liệu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, trong số 5,2 triệu công nhân của cả nước, có đến bốn triệu người đang phải ở trọ. Điều này cho thấy, hầu hết công nhân đều lao động xa nhà. Các khoản trang trải cho các nhu cầu thiết yếu chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập của họ, kể cả tiền thuê phòng trọ, chi phí y tế,… Nhưng việc cá nhân cho các đối tượng này lại chưa được đề cao. Cùng với mọi chi tiêu đều dùng tiền mặt và không có hóa đơn tài chính, nên không thể hoàn thuế VAT là một thiệt thòi rất lớn cho người tiêu dùng nói chung.

Cùng là một chính sách về thuế mà triển khai không đồng bộ, không triệt để, vô hình chung Nhà nước đã tạo ra tâm lý so bì trong chính sách. Người lao động nhận thấy Nhà nước chia như các bậc thuế như là một công cụ rào đón đắc lực để thu thuế nhưng lại quên bảo hộ chính sách hoàn thuế cho người tiêu dùng mà lẽ ra họ phải được hưởng.

Theo Báo cáo của The Economist, Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng nóng cao nhất thế giới. Chỉ đứng sau Venezuela và Argentina về tốc độ tăng giá tiêu dùng trong vòng một năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có lạm phát cao nhất trong 27 nền kinh tế được khảo sát. Mức tăng CPI so với một năm trước của Việt Nam là xấp xỉ 20%. Nhập siêu còn cao, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lãi suất tuy có dấu hiệu giảm nhưng còn cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đời sống của người nghèo, người thu nhập thấp còn gặp nhiều khó khăn. CPI năm 2008 là gần 23% so với 2007 – tuy nhiên nhóm lương thực tăng gần 50% và nhóm thực phẩm tăng gần 33%. CPI năm 2009 là gần 7% so với 2008 – trong đó nhóm lương thực, thực phẩm tăng hơn 8%. CPI năm 2010 tăng tới 11,75% so với 2009 – nhưng nhóm hàng ăn uống tăng hơn 16%. Tính tới tháng 6-2011, lạm phát đã lên đến 13,29%, dự kiến cả năm có thể lên tới 18-20%, vượt xa trần lãi suất.

Hơn 3 năm theo số liệu nêu trên, với tốc độ trượt giá của riêng nhóm lương thực thực phẩm thì đủ thấy thu nhập của người dân không theo kịp đà tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng liên tục tăng giá, trong đó có cả việc tăng . Với đà tăng này, mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh bậc 1 theo Dự thảo trình Quốc hội tháng bảy này xem ra đã lạc hậu.

Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định “Áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển”. Như vậy, với chính sách thuế TNCN hiện còn nhiều điều bất cập và chưa đồng bộ giữa chính sách thu thuế và bảo hộ thực hiện hoàn thuế. Nên chăng, Chính phủ và các bộ ngành cần phải nghiên cứu thêm để xác định được ngưỡng “thu nhập cao” song song với việc “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ” rồi hãy triển khai còn chưa muộn. Hơn là vừa làm, vừa hoãn, vừa giãn, vừa sửa như hiện nay thì e là quá phiêu cho một chính sách “phù thủng” bất nhất!.

SOURCE: TÁC GIẢ CUNG CẤP – LƯ QUANG VINH

Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *