Chào Luật Sư, Tôi muốn hỏi: Hiện tại: Tôi có 1 cửa hàng sản xuất mặt hàng cơ khí, vì nhu cầu xuất hóa đơn của 1 số khách hàng, nên tôi có thành lập 1 công ty để xuất hóa đơn GTGT. Hỏi: Nếu cửa hàng do tôi đứng tên xuất hóa đơn bán hàng cho công ty do tôi làm người đại diện pháp luật có được không ?
Vì chi phí giá vốn đầu vào chủ yếu là do cửa hàng xuất vào công ty. Hỏi: Khi quyết toán với cơ quan thuế thì có bị loại bỏ và được coi là chi phí không hợp lệ hay không. Nếu hợp lệ xin cho tôi dẫn chứng cụ thể để khi làm việc với cơ quan thuế tôi có thể giải trình rõ ràng. Cảm ơn rất nhiều về sự phản hồi thông tin của đoàn Xin giấy phép. Trân trọng./.
Người gửi: HT
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục xin giấy phép.
:
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
2. Nội dung phân tích:
Ở đây, việc có thể quyết toán với cơ quan thuế của bạn có bị loại bở và được coi là chi phí hợp lệ hay không còn phụ thuộc vào tính chất của công ty đã nhận hóa đơn.
– Nếu trường hợp công ty bạn là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì bạn chính là người đại diện theo pháp luật của công ty đó nên bạn sẽ không thể nhập hóa đơn từ cửa hàng của bạn. Vì theo tính chất của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì bạn có trách nhiệm vô hạn với số vốn của mình vào công ty như tại khoản 1 Điều 172 và khoản 1 Điều 183 bởi vậy cửa hàng bạn đang làm chủ cũng nằm trong tài sản của bạn tham gia vào công ty, tính độc lập về tài sản của cửa hàng và công ty là không có nên việc bạn xuất hóa đơn sẽ không được chấp nhận và khi quyết toán với cơ quan thuế thì sẽ bị loại bỏ và không được coi là chi phí hợp lệ theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
“Điều 172. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;….”
“Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
– Nếu trường hợp công ty bạn là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì bạn có thể nhập hóa đơn từ cửa hàng của bạn.Vì theo tính chất của các loại hình công ty này thì bạn chỉ có trách nhiệm hữu hạn với số vốn của mình vào công ty như điểm c khoản 1 Điều 110, điểm b khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 73, lúc này tính độc lập của công ty với cửa hàng của bạn đã có vì ngoài bạn làm người đại diện theo pháo luật còn có thể có những người khác.
“Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;”
“Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;”
“Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
Trong trường hợp này theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt……”
Như vậy trong trường hợp này bạn sẽ được quyết toán với cơ quan thuế và được coi là chi phí hợp lý nếu hóa đơn của bạn có giá trị dưới 20 triệu đồng, ngược lại khi hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên khi thanh toán bạn phải có kèm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật MInh KHuê