Chỉ được giải thể công ty khi thanh toán hết các khoản nợ?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Tôi là cổ đông chiếm 10% tại một công ty cổ phần. Do bất đồng trong điều hành nên tôi nghỉ việc. Công ty không thanh toán số tiền tôi đóng góp và có ý định giải thể.

Nếu không có sự chấp thuận của cổ đông hoặc không giải quyết tồn đọng về tài chính thì có giải thể được không? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ quý luật sư của xin giấy phép, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Thanh Mừng, Hà Giang

>> Dịch vụ luật sư t

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Theo Điều 201 quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể trong các trường hợp sau:

– Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 144 quy định về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua thì Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:

– Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

– Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

-Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

– Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

– Tổ chức lại, ;

– Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, công ty cổ phần mà bạn đang là cổ đông sở hữu 10% cổ phần của công ty chỉ được giải thể khi thuộc một trong các trường hợp được giải thể nêu trên và đồng thời, việc công ty giải thể phải đáp ứng được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, mức tỷ lệ này có thể cao hơn tùy theo điều lệ công ty có quy định.

Việc bạn nắm giữ 10% cổ phần nhưng không ký vào biên bản của Đại hội đồng cổ đông mà đa số các cổ đông khác vẫn đồng ý giải thể (trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ điều lệ công ty có quy định khác) thì quyết định giải thể vẫn được thông qua và có giá trị thực hiện. Việc giải thể chỉ được tiến hành khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, đặc biệt là nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 114 quy định về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phẩn thì, bạn xác định là cổ đông của công ty nên khi công ty giải thể hoặc phá sản, bạn sẽ được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.

Chính vì vậy, trường hợp cổ đông không đồng ý để công ty giải thể nhưng vẫn đảm bảo được điều kiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thông qua về việc giải thể của công ty cổ phần thì công ty vẫn được giải thể, song, công ty cổ phần muốn giải thể cần phải đáp ứng được các vấn đề về bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 115 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông thì cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra. Theo đó, trong trường hợp này của bạn thì bạn không thể rút vốn đã góp vào công ty, trừ các trường hợp pháp luật đã cho phép nêu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong sớm nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận doanh nghiệp – Minh Khuê

————————————

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *